Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám? Ý nghĩa của di tích

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng văn hóa, được coi là biểu tượng trường tồn của tinh hoa văn hóa giáo dục của Việt Nam. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về di tích này, bài viết xin chia sẻ lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám và ý nghĩa của di tích này.

1. Tìm hiểu lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho khởi dựng Văn Miếu để tôn thờ và bồi dưỡng Nho học. Đây là nơi thờ phụng những bậc tiên thánh như Khổng Tử, Chu Công…Đến năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Đây được xem là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con các bậc đại quyền quý và con vua chúa.

Năm 1253,vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc học viện, cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có học lực xuất sắc. Chức năng của trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ.

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám? Ý nghĩa của di tíchLịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám?

Năm 1075, đời vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Tam trường đầu tiên ở nước ta. Khoa thi này chọn được 10 người giỏi nhất, đỗ đầu là Nguyễn Văn Thịnh người làng Đông Cứu (Bắc Ninh) sau này ông làm quan tới chức Thái sư.

Năm 1086, đời vua Lý Nhân Tông lại mở khoa thi.Mạc Hiển Tích người làng Lũng Động (Chí Linh, Hải Dương) đỗ đầu, sau này làm quan tới chức Thượng thư, Đại học sĩ.

Đến thời Hậu Lê, Lê Thái Tổ vừa lên ngôi đã quan tâm đến việc giáo dục, đã tuyển chọn các Nho sinh ưu tú ở các nơi vào Quốc Tử Giám để được các thầy giỏi giảng dạy. Đặc biệt, Nhà Lê còn khuyến khích dựng trường, mở lớp ở các nơi, để nâng cao dân trí.

Đời Lê Thánh Tông (1483) cho phát triển in sách, đặt ra lệ khắc tên tuổi Tiến sĩ vào bia đá cho những người thi đỗ từ năm 1442, mỗi khoa thi một tấm bia. Đời vua Lê Hiển Tông (1779) vẫn còn tất cả 116 tấm bia đá trên lưng rùa đá. Năm 1802, nhà Nguyễn cho xây thêm Khuê Văn Các để các nhà Nho làm thơ và bình thơ.

Năm 1999, để kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội (1010-2000), nhà nước ta cho xây dựng lại khu Thái Học – Văn Miếu theo lối kiến trúc cổ, thờ các vị vua: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Nhà giáo Chu Văn An là những người có nhiều công giữ gìn và bồi đắp nền Nho học trong trường Đại học đầu tiên của nước ta.

Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi rằm tháng Giêng hằng năm Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức báo cáo kết quả của nền văn học trong năm và bình những bài thơ hay. Đây là nơi nhà nước tổ chức trao các hàm, học vị: Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ… cho những trí thức mới.

Hàng năm, cứ sau kỳ tốt nghiệp bậc đại học, thủ khoa của các trường được về Văn Miếu – Quốc Tử Giám để Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội trao bằng khen và tham quan rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa được tổ chức tại Văn Miếu.

Xem thêm

  • Lịch sử Hồ Gươm đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
  • Tìm hiểu lịch sử phố cổ Hà Nội? Nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội

2. Ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám

Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám không chỉ là minh chứng ghi nhận quyết sách về đường hướng của nền giáo dục mà còn thể hiện cả lý tưởng xây dựng nền trị đạo nhân nghĩa trên đất nước ta. Sau khi thực hiện cuộc thiên đô vĩ đại, triều Lý cần có sự mở rộng tương ứng về quy mô các thiết chế của triều đình cùng với đó là việc cắt đặt các chức vụ đảm trách công việc binh dân, hình chính, gọi tên các tướng võ quan văn sao cho quy củ và hệ thống.

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám? Ý nghĩa của di tích
Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ mang giá trị văn hóa, giáo dục mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn

Qua nghiên cứu văn bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám có thể thấy quan điểm rất rõ ràng về đào tạo và sử dụng nhân tài của cha ông. Bên cạnh đó, một số văn bia còn nhằm mục đích giáo dục nhân cách, đạo đức cho đội ngũ quan lại đương thời và hậu thế. Tám mưới hai tấm bia đề danh tiến sĩ là biểu tượng của tinh thần hiếu học, đồng thời là sự tôn vinh của các thời đại với những người đã thành danh trên con đường học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.

Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ có chức năng thờ phụng, lưu danh những bậc hiền triết mà còn là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước.

Qua thời gian và những biến cải của lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long càng khẳng định được giá trị là nơi lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt.

Recommended For You