Giải đáp thắc mắc: Kháng sinh viêm họng có cần thiết hay không? | Medlatec

Mùa lạnh và thời điểm giao mùa là khoảng thời gian mà chúng ta rất dễ bị sổ mũi, viêm họng, đặc biệt là những đối tượng có sức đề kháng kém như người cao tuổi và trẻ nhỏ. Khi bị viêm họng, nhiều người nghĩ ngay đến việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Vậy sử dụng kháng sinh viêm họng có cần thiết không và nên chăm sóc cơ thể khi bị viêm họng như thế nào?

23/12/2021 | Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? 18/11/2021 | 6 cách chữa viêm họng không dùng thuốc cực hiệu quả 18/11/2021 | Nguyên nhân và cách chữa viêm họng sổ mũi cho bé đơn giản 31/10/2021 | Đi tìm nguyên nhân viêm họng hạt để điều trị bệnh dứt điểm

1. Một số triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh viêm họng

– Khi bị viêm họng, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

+ Bệnh nhân bị khó chịu vùng họng, có cảm giác khô và ngứa họng và vướng víu do họng bị sưng.

Bệnh nhân bị đau họng khi mắc chứng viêm họng

Bệnh nhân bị đau họng khi mắc chứng viêm họng

+ Bệnh nhân ho nhiều.

+ Khó nuốt dẫn tới ăn không ngon, khi uống nước hoặc khi nuốt nước bọt, người bệnh cũng bị đau họng.

+ Dịch vùng họng của người bệnh ngày càng nhiều, đặc hơn và đục màu.

+ Người bệnh bị khàn tiếng hoặc có thể mất giọng, thường xuyên phải hắng giọng hay khạc để loại bỏ dịch tiết trong họng.

+ Buồn nôn do họng mẫn cảm.

+ Bệnh nhân có thể sốt nhẹ kèm theo đau đầu

– Một số nguyên nhân gây viêm họng: Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng nhưng thông thường, do bị lạnh như uống nước đá, thời tiết lạnh,… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh này. Ngoài ra, bệnh có thể do những nguyên nhân sau:

+Dị ứng: Các trường hợp dị ứng với phấn hoa, nấm, gia vị cũng có thể gây viêm họng.

+ Viêm họng do không khí ngột ngạt, bí bách hoặc không khí bị ô nhiễm.

+ Đau, viêm họng do ăn đồ cay, hút thuốc lá hoặc sử dụng một số chất kích thích khác.

+ Căng cơ trong cổ họng: Khi bạn phải nói quá nhiều, hét liên tục khi tham gia cổ vũ trong các sự kiện thể thao thì rất có thể bạn sẽ bị viêm họng.

+ Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến cho axit luôn trào ngược lên cổ họng làm tăng nguy cơ viêm họng.

+ Người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như người bị nhiễm HIV cũng dễ bị viêm họng mạn tính.

+ Do virus, vi khuẩn.

2. Điều trị kháng sinh viêm họng có cần thiết không?

Với thắc mắc “điều trị kháng sinh viêm họng có cần thiết không”, câu trả lời là không. Đối với cả trẻ em và người lớn, việc sử dụng kháng sinh ngay khi có triệu chứng bệnh viêm họng là không cần thiết lại gây tốn kém và có thể tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Không nên dùng thuốc kháng sinh ngay khi có biểu hiện viêm họng

Không nên dùng thuốc kháng sinh ngay khi có biểu hiện viêm họng

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khoảng 80% trẻ em bị viêm họng là do virus, những trường hợp còn lại là viêm họng do vi khuẩn(chủ yếu là do liên cầu khuẩn). Trong khi đó, kháng sinh không thể tiêu diệt virus. Do đó, chỉ có những bệnh nhân bị viêm họng do vi khuẩn mới cần đến kháng sinh và những trường hợp viêm họng do virus thì không cần dùng kháng sinh. Thay vi kháng sinh, bệnh nhân cần điều trị triệu chứng. Cụ thể như sau:

– Khi cơ thể có biểu hiện ho, đau họng, chảy nước mũi,… bạn nên theo dõi tại nhà. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh và làm thông thoáng mũi. Đồng thời cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp,… và uống thật nhiều nước để giúp làm loãng dịch đờm. Nếu những biểu hiện bệnh nghiêm trọng, bạn có thể đi khám để được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

– Trong trường hợp sốt cao, có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nếu bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều, nên đưa bệnh nhân đi khám để được các bác sĩ kê loại thuốc ho phù hợp.

– Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện viêm họng do liên cầu khuẩn như sốt cao, đau đầu, đau bụng, sưng hạch cổ, có chất xuất tiết ở họng,… thì cũng không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Lúc này, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và kê những loại thuốc kháng sinh phù hợp.

Nên đi khám để được các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp

Nên đi khám để được các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp

– Khi được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, bệnh nhân nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi uống thuốc, dù bệnh đã thuyên giảm thì bạn vẫn không nên tự ý dừng thuốc mà cần uống đủ liều thuốc mà bác sĩ đã kê.

Nguyên nhân là vì khi những triệu chứng của bệnh thuyên giảm, không có nghĩa là vi khuẩn đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Lúc này rất có thể là do tác dụng của thuốc kháng sinh nên vi khuẩn mới chỉ bị yếu dần đi và không thể gây triệu chứng như lúc đầu. Việc tự ý dùng thuốc sẽ khiến cho vi khuẩn dần khỏe lại và có thể kháng lại loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng. Việc kháng thuốc rất nguy hiểm, khiến cho loại kháng sinh đó không còn có tác dụng cho lần điều trị sau.

3. Một số lưu ý sau khi điều trị bệnh viêm họng trong thời điểm giao mùa

Để phòng ngừa bệnh viêm họng, cũng như một số bệnh lý về đường hô hấp trong giai đoạn chuyển mùa, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Vệ sinh răng mũi họng hàng ngày: Răng, mũi họng đều là những môi trường ẩm ướt có nguy cơ tích tụ vi khuẩn. Do đó, bạn cần vệ sinh răng miệng sau khi ăn và sau khi thức dậy để hạn chế nguy cơ gây bệnh của vi khuẩn. Nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và súc miệng mỗi ngày để ngăn ngừa khuẩn bệnh.

Giữ ấm cơ thể để tránh bị viêm họng

Giữ ấm cơ thể để tránh bị viêm họng

– Tắm bằng nước ấm và phòng tắm nên kín gió, đồng thời cần lau khô người trước khi mặc quần áo.

– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào lúc sáng sớm và vào buổi tối.

– Không tiếp xúc với những người đang có triệu chứng bệnh.

– Không nên ăn những thực phẩm lạnh trong thời gian giao mùa, chẳng hạn như kem hay một số thức ăn lạnh.

– Tăng cường đề kháng bằng một số biện pháp như bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “điều trị kháng sinh viêm họng có cần thiết không”, đồng thời là một số lưu ý giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm họng. Nếu còn có câu hỏi cần được giải đáp, hoặc muốn đặt lịch khám sớm, bạn hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn chi tiết hơn.