Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng ❤️️13 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng ❤️️ 13 Bài Văn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng giúp các em có thể tham khảo và triển khai bài văn logic.

  • Mở bài:
    • Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến.
    • Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào năm 1832, hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
  • Thân bài:
    • Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử – văn hóa có giá trị ( Văn Miếu Xích Đằng, đền Mây ở Xích Đằng.)
    • Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
    • Có quy mô như hiện nay trên nền của chùa Nguyệt Đường( chùa Xích Đằng).
    • Với hơn 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đại khoa, văn miếu Xích Đằng đã thể hiện tinh thần hiếu học của con người trên mảnh đất “Nhất Kinh kỳ, Nhì Phố Hiến”.
  • Kết bài: Theo từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ văn miếu Xích Đằng là một trong sáu văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước và văn miếu Hưng Yên cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám).

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám ❤️️15 Bài Hay Nhất

Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Ngắn – Bài 1

Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Ngắn là một trong những đề tài rất quen thuộc trong các chương trình ôn tập.

Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi Văn miếu Hưng Yên, một di tích quan trọng trong Quần thể di tích Phố Hiến. Đây là nơi tôn vinh nền học vấn, triết lý bất hủ của dân tộc “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, trở thành một biểu tượng của văn hóa, văn hiến Hưng Yên.

Văn miếu khởi dựng từ thế kỷ 17 (thời hậu Lê) với quy mô ban đầu chỉ tương đối. Đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839) triều Nguyễn cho xây dựng thành quy mô bề thế như hiện nay. Dấu tích còn lại là 2 mộ tháp đá: Phương Trượng Tháp và Tịnh Mãn Tháp. Giới thiệu về văn miếu Xích Đằng cho biết, từ khi hình thành đến hết giai đoạn nhà Nguyễn, đây là nơi tổ chức các kỳ thi tuyển vừa là nơi bái tế các bậc hiền nho vào mỗi dịp “xuân thu nhị kỳ” hàng năm.

Theo thông tin về văn miếu Xích Đằng thì nơi đây đã sớm được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1992. Đây cũng là một trong 6 văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của cả nước, và là một trong 2 văn miếu lâu đời nhất, đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội.

Sau ngày tái lập tỉnh Hưng Yên năm 1997, để nối tiếp truyền thống xưa, văn miếu tiếp tục là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, giáo dục như: triển lãm thư pháp, hát ca trù đầu xuân, tổ chức ngày thơ Việt Nam, vinh danh học sinh đỗ đạt cao, có thành tích học tập tốt…

Ngày nay, văn miếu thờ Khổng Tử, người được suy tôn là “vạn thế sư biểu”, và các bậc chư hiền của Nho gia. Riêng nhân vật được đặt thờ ngay chính giữa khu đại bái của văn miếu là Chu Văn An, người thầy giáo mẫu mực thời Trần.

Khuôn viên văn miếu trải rộng gần 6ha, phía trước là đầm Vạc, bên cạnh phía tây là hồ Văn. Toàn cảnh các hạng mục công trình được bố trí đồng bộ và liền mạch. Mặt tiền quay hướng Nam, có 2 cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi, vươn cao sừng sững.

Cổng Tam quan hay Nghi môn, được xây dựng đồ sộ theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi trước đây.

Phía trong là khoảng sân rộng, giữa sân là đường thập đạo, hai bên có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy nhà này hiện được dùng để trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan đến giáo dục và các di tích lịch sử của tỉnh Hưng Yên.

Khu nội tự được xây kiểu chữ Tam, gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau theo kiểu vì kèo trụ trốn. Hệ thống mái theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Nội thất tỏa sáng với hệ thống các đại tự, câu đối, cửa võng và các cột kèo sơn son thếp vàng.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên – Bài 2

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức về địa danh nổi tiếng này.

Hưng Yên – một vùng quê “Hưng thịnh” và “Yên bình”, là quê hương của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng. Người Hưng Yên luôn tự hào có di tích Văn Miếu Xích Đằng là nơi hội tụ những yếu tố tinh hoa trí tuệ, học vấn. Văn Miếu Hưng Yên mang tên Xích Đằng bởi xưa kia được dựng trên nền ngôi chùa cổ Nguyệt Đường tại thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên.

Theo truyền ngôn của người dân, ngôi chùa có tới 36 nóc, được Hương Hải thiền sư khởi dựng năm 1701. Trải qua thăng trầm của thời gian và biến cố của lịch sử, ngôi chùa không còn nữa nhưng dấu tích vẫn còn lưu lại đến ngày nay là hai mộ tháp đá: Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.

Văn Miếu Xích Đằng là nơi tôn thờ Đức Thánh Khổng Tử – người sáng lập ra đạo Nho, cùng các học trò giỏi của Ngài: Mạnh Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Nhan Tử. Phối thờ trong gian chính là tượng thầy giáo Chu Văn An, nhà sư phạm tài năng đức độ thời Trần, được lịch sử tôn vinh là “ông tổ đạo Nho của nước Nam ta”.

Theo bài văn khắc trên chuông thì từ năm 1804 Hưng Yên đã có Văn Miếu, nhưng phải đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839) Văn Miếu Xích Đằng mới được trùng tu lại với quy mô to đẹp, bề thế như ngày nay.

Từ ngoài đi vào là Nghi môn có gác lên lầu, có thể bao quát được phong cảnh một vùng của thành phố. Tiếp đến là khoảng sân rộng, xưa kia đã từng diễn ra các kỳ thi hương, chọn những người đỗ đạt để dự các kỳ thi Hội, thi Đình. Hai dãy nhà tả vu, hữu vu – trước đây là nơi để kiệu, mũ áo của các quan mỗi kỳ tế lễ, nay là phòng trưng bày những hình ảnh về nền giáo dục Hưng Yên xưa và nay. Khu thờ tự chính được xây dựng mang dáng dấp cung đình Huế bao gồm: Đại bái, Trung từ, Hậu cung.

Tên tuổi của các nhà khoa bảng được lưu danh trên 9 tấm bia đá dựng hai bên gian thờ chính và đó cũng là những hiện vật vô cùng quý giá mà Văn Miếu Xích Đằng còn giữ được: 8 tấm bia dựng vào năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) và 1 tấm bia dựng năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam xưa (tỉnh Hưng Yên có 138 vị).

Các huyện có người đỗ đạt cao như Văn Giang, Văn Lâm, Ân Thi, Yên Mỹ, Kim Động… trong đó họ Dương ở Lạc Đạo – Văn Lâm có 9 vị; họ Hoàng ở Ân Thi 5 vị; họ Lê ở Yên Mỹ 6 vị. Bia tiến sỹ được dựng lên mang ý nghĩa tôn vinh những người đỗ đạt, thể hiện mong muốn tên tuổi các nhà khoa bảng trường tồn mãi mãi và mang lại niềm tự hào cho con cháu mỗi khi đến chiêm bái và tìm thấy tên vị tiến sỹ thuộc dòng họ mình. 9 tấm bia đá là những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn thăng trầm của thời gian, được chạm khắc hoa văn phong phú, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Trong những người được vinh danh trên bia đá có Trạng nguyên Dương Phúc Tư (người Lạc Đạo – Văn Lâm); Trạng Nguyên Tống Trân (người An Cầu – Phù Cừ) là những người có học vị cao nhất. Chức vụ cao nhất được lưu danh là tiến sỹ Lê Như Hổ (huyện Tiên Lữ – đỗ năm 1541), giữ chức vụ Quận Công trong triều đình nhà Mạc; Nguyễn Trung Ngạn (Thổ Hoàng – Ân Thi) đỗ Hoàng Giáp năm 1304 khi mới 16 tuổi, là nhà chính trị, nhà ngoại giao kiệt xuất dưới triều đại nhà Trần…

Hiện trong Văn Miếu còn lưu giữ rất nhiều câu đối, đại tự ca ngợi Nho học, tài đức của Khổng Tử cũng như nhà giáo Chu Văn An: “Vạn Thế Sư Biểu”, “Đạo Quán Cổ Kim”, “Đức tham thiên địa”….

Văn Miếu Xích Đằng được Bộ Văn hóa – Thông tin (Nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là “Di tích lịch sử văn hóa” cấp Quốc gia vào năm 1992. Hàng năm, nơi đây tổ chức các hoạt động mang đậm sắc thái văn hóa, giáo dục như lễ khen thưởng học sinh giỏi, hát ca trù, ngâm thơ, thư pháp. Văn Miếu Xích Đằng đã trở thành biểu tượng và là nơi tôn vinh tinh hoa trí tuệ của người dân xứ nhãn. Du khách xa gần về Hưng Yên thường ghé thăm Văn Miếu, thắp nén nhang thơm thành tâm xin cho gia đình, con cháu được đỗ đạt và thành tài.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Chùa Thầy ❤️️ 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Điểm 10 – Bài 3

Bài Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hấp dẫn nhất.

Văn miếu Xích Đằng – biểu tượng của tinh thần hiếu học và nền văn hiến Hưng Yên. Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử – văn hóa có giá trị, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di tích nổi tiếng như: Văn Miếu Xích Đằng, đền Mây ở Xích Đằng.

Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Sở dĩ Văn miếu có tên như vậy là do được khỏi dựng trên đất làng Xích Đằng từ thế kỷ 17 (thời Hậu Lê) với qui mô ban đầu nhỏ, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), triều Nguyễn, được xây dựng lại có quy mô như hiện nay trên nền của chùa Nguyệt Đường( chùa Xích Đằng).

Với hơn 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đại khoa, văn miếu Xích Đằng đã thể hiện tinh thần hiếu học của con người trên mảnh đất “Nhất Kinh kỳ, Nhì Phố Hiến”.

Theo từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ văn miếu Xích Đằng là một trong sáu văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước và văn miếu Hưng Yên cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám).

Thế kỷ 17 dưới thời vua Lê Thánh Tông, để chấn hưng lại đạo Nho, triều đình đã cho thành lập nhiều trường học bên ngoài trường Quốc Tử Giám ở các trấn. Ở trấn Sơn Nam (gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất của Hà Nội và Hưng Yên) có văn miếu Xích Đằng ( hay còn có tên là văn miếu Sơn Nam) được xây dựng vừa làm nơi để thờ tự các bậc hiền nho, vừa là nơi tổ chức các kỳ thi của trấn.

Sau nhiều biến chuyển trong việc chia tách lại địa lý các trấn dưới các triều Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, văn miếu Xích Đằng trở thành văn miếu của trấn Sơn Nam thượng và sau này là của tỉnh Hưng Yên.

Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng. Nằm trên đường dẫn vào còn có tượng hai con nghê đá lớn được tạc từ thế kỷ 18.

Tam quan (hay còn gọi là cổng Nghi môn) của văn miếu Xích Đằng là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên Tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương.

Thay vì lầu trống như ở các văn miếu Quốc tử giám, văn miếu Mao Điền, ở văn miếu Xích Đằng lầu trống được thay vào bằng lầu chuông. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh của văn miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.

Khu nội tự kết cấu theo kiểu chữ Tam: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt chính quay về hướng nam. Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, cấu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ, kèo được sơn son thếp vàng phủ kim hoàn toàn. Hiện vật quý giá nhất trong văn miếu còn lưu giữ được đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa. Trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.

Từ các khoa thi đầu tiên dưới thời nhà Trần đến khoa thi cuối cùng vào cuối thời nhà Nguyễn, tỉnh Hưng Yên đều có người đỗ đạt cao. Thời nào cũng có người tài của đất Hưng Yên đỗ đạt ra giúp việc nước, việc dân.

Học vị cao nhất được ghi danh ở các bia đá còn lưu lại là trạng nguyên Tống Trân, thời nhà Trần; trạng nguyên Nguyễn Kỳ, triều nhà Mạc; trạng nguyên Dương Phúc Tư, triều nhà Lê. Chức vụ cao nhất được biết đến là tiến sĩ Lê Như Hổ, quận công triều nhà Mạc…

Ở văn miếu Xích Đằng hiện tại đang thờ hai pho tượng của Đức Khổng Tử và các bậc chư hiền nho gia. Cùng với đó là pho tượng của người thầy giáo lỗi lạc, người hiệu trưởng đầu tiên của văn miếu Quốc Tử Giám Chu Văn An. Năm 1992, Văn miếu Xích Đằng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.

Văn miếu xưa có hai mùa lễ hội. Trọng hội là ngày 10/2 và 10/8. Cứ vào các ngày trọng hội, những vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.

Ngày nay, hàng năm, vào dịp mùng 4-5 Tết, Văn miếu lại tổ chức lễ hội với các hoạt động như cho chữ đầu xuân, tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu niên, học sinh về văn miếu tìm hiểu truyền thống hiếu học của cha ông và thắp nhang cầu mong cho sự học hành ngày càng phát triển.

Văn miếu Xích Đằng cũng như quần thể di tích Phố Hiến trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách gần xa khi đến thăm Phố Hiến. Đó cũng là niềm tự hào của mỗi người con xứ nhãn khi được sinh ra, lớn lên trên quê hương văn hiến, cách mạng anh hùng.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Ngắn Gọn – Bài 4

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Ngắn Gọn là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

Đến Phố Hiến, du khách sẽ được giới thiệu đến tham quan Văn Miếu Xích Đằng, điểm đến được mệnh danh là niềm tự hào của Phố Hiến nói riêng và cả Hưng Yên nói chung. Sau 4 thế kỷ tồn tại, văn miếu này vẫn còn tồn tại những dấu tích ghi lại những thành tích và là dấu ấn truyền thống hiếu học của dân tộc ta được truyền sau bao thế hệ.

Được biết đến là một trong những văn miếu cổ của nước ta, Văn Miếu Xích Đằng là điểm tham quan du lịch vô cùng thú vị và độc đáo dành cho những ai có niềm say mê khám phá và tìm hiểu những nét đẹp truyền thống, văn hóa lâu đời của dân tộc ta.

Ngày xưa, tại Văn Miếu Xích Đằng thường tổ chức các cuộc thi Hương, sát hạch thí sinh có tham dự kỳ thi quan trọng này và cũng là nơi tổ chức các buổi tế lễ vào mỗi dịp xuân thu nhị kỳ với chủ tế là các quan đứng đầu tỉnh và các chức sắc, nho sinh.

Ngày nay, Văn Miếu Xích Đằng là hệ thống quần thể di tích lịch sử nổi tiếng và được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận vào năm 1992, là nơi thờ phượng Khổng Tử, người đã có công sáng lập ra Nho giáo và thờ Chu Văn An – Vạn Thế Sư Biểu.

Tổng thể, Văn Miếu Xích Đằng được xây dựng theo bố cục cổ điển theo như phong cách xây dựng truyền thống của những công trình ngày xưa. Từ ngoài đi vào, ta sẽ bắt gặp cửa nghi môn được xây dựng vô cùng bề thế, đồ sộ, mang một nét đẹp đặc trưng truyền thống của các văn miếu cổ ở Hà Nội với một cái gác cao có tầm nhìn bao quát được hết toàn bộ thành phố.

Mặt tiền của văn miếu được quay về hướng Nam với tổng diện tích khuôn viên lên đến 6.000m2. Lối kiến trúc của Văn Miếu Xích Đằng mang đậm tính đặc sắc, độc đáo, bao gồm tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dải vũ, khu chính, khu tháp thờ, tam quan văn miếu xâu dựng theo kiểu “chồng diêm 2 tầng 8 mái”.

Chính nét độc đáo không thể lẫn vào đâu được và gìn giữ từ khi bắt đầu xây dựng cho đến nay đã khiến cho Văn Miếu Xích Đằng vinh dự được nhân dân từ nhiều thế hệ mệnh danh là biểu tượng của Hưng Yên.

Đi vào bên trong, du khách sẽ bắt gặp một khoảng sân rộng, chính giữa là đường thập đạo. Hai bên sân được xây dựng thêm tháp chuông và lầu khánh với hai dãy tả vu và hữu vu được trưng dụng làm nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật, thể hiện rõ nét nền giáo dục của Hưng Yên từ trước đến nay.

Tiếp đến là khu nội tự kết cấu chữ Tam sẽ bao gồm tiền tế, trung từ và hậu cung được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu vù kèo trụ trốn, nổi bật với hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn bằng thép phủ hoàn kim vô cùng nổi bật. Ngay cả hệ thống mái của các tòa nhà được xây dựng theo kiểu liên hoàn “trùng thiềm điệp ốc”.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Linh Ứng Bãi Bụt ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Hay Nhất – Bài 5

Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây.

Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu có giá trị là văn miếu Xích Đằng tại phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, biểu tượng về học vấn của nền văn hiến Hưng Yên.

Văn miếu Xích Đằng là một trong 6 văn miếu còn tồn tại trong cả nước- được khởi dựng từ thế kỷ 17 (thời hậu Lê) quy mô ban đầu còn nhỏ, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), triều Nguyễn, được xây dựng lại có quy mô như hiện nay trên nền của chùa Nguyệt Đường. Ngôi chùa lớn, tương truyền có 36 nóc, được Hương Hải thiền sư khởi dựng năm 1701, với sự trợ giúp của quan trấn thủ trấn Sơn Nam khi đó là Quận công Lê Đình Kiên.

Dấu tích còn lại đến ngày nay là 2 mộ tháp đá: Phương Trượng Tháp và Tịnh Mãn Tháp. Năm 1992, Văn miếu Xích Đằng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.

Đây là nơi thờ Khổng Tử, người được mệnh danh là “ người thày tiêu biêu của muôn đời” và Chu Văn An, thày giáo mẫu mực của nước.Toàn bộ khuôn viên Văn miếu có diện tích rộng gần 6 ha, nhìn ra hướng nam, phía trước là đầm Vạc, bên cạnh phía tây là hồ Văn. Nhìn toàn cảnh kiến trúc công trình đồng bộ và liền mạch, gồm các hạng mục được bố trí liên hoàn như: tam quan, nhà tả vu, nhà hữu vu, tòa đại bái, trung từ và tòa hậu cung.

Từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ: văn miếu Xích Đằng là một trong 6 văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước, là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội) còn tồn tại.

Khi đến thăm văn miếu Xích Đằng, qua hồ Văn, đầm Vạc được trang điểm bởi đặc sản Hưng Yên là nhãn và sen, quang cảnh đầu tiên mà ta gặp là hình ảnh quen thuộc với sự hiện diện của 2 cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đứng trước tam quan, hay còn gọi là Nghi môn. Đây là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt.

Hai bên tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương trước đây. Thay vì lầu trống như ở các Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội hay Văn miếu Mao Điền, của Hải Dương, thì ở Văn miếu Xích Đằng, lầu trống được thay vào bằng lầu chuông và lầu khánh.

Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh đá của văn miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.

Qua Nghi môn, phía trong cổng là sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân ngoài lầu chuông và lầu khánh là 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy nhà này hiện được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục và các di tích lịch sử của tỉnh Hưng Yên.

Khu nội tự văn miếu có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt chính quay về hướng nam. Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, câu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ cột, kèo được sơn son thếp vàng.

Ngoài các đồ thờ tự, hiện vật quý giá nhất trong văn miếu còn lưu giữ được đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc ghi tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa. Trong đó có 138 vị quê Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Đặc Sắc – Bài 6

Bài Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Đặc Sắc sẽ mang đến cho các em nhiều ý tưởng mới, học hỏi được cách dùng từ ngữ sinh động và sáng tạo.

Tọa lạc tại thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, Văn miếu Xích Đằng là điểm quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Xây dựng từ cuối thời Lê – thế kỷ 17 (khoảng năm 1701) và trải qua đợt trùng tu lớn vào năm 1839 (năm Minh Mạng thứ 20), Văn miếu Xích Đằng nay vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cổ.

Khuôn viên Văn miếu rộng 6.000 m2, bao gồm các công trình kiến trúc tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dải vũ, khu chính và khu tháp thờ. Tam quan Văn miếu xây dựng theo kiến trúc “chồng diêm hai tầng tám mái”. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc vẫn giữ nguyên vẹn từ khi xây dựng và còn được lấy làm biểu tượng tỉnh Hưng Yên.

Hai bên sân là lầu chuông và lầu khánh. Trong đó, lầu chuông treo quả chuông bằng đồng đúc năm 1804 còn lầu khánh mắc một chiếc khánh đá, dựng năm 1803. Phần tiếp theo là hai dải vũ, xây theo kiến trúc 5 gian, xưa kia là nơi các quan để cỗ kiệu, sửa soạn mũ áo trước khi vào lễ Khổng Tử. Ngày nay, nơi này trưng bày những hình ảnh về giáo dục và du lịch tỉnh.

Tòa chính được xây theo kiến trúc kiểu chữ Tam, gồm ba tòa tiền tế, trung từ và hậu cung. Bên trong tòa chính là nơi thờ Khổng Tử, nhà giáo Chu Văn An, các vị thánh hiền nho giáo và dựng 9 tấm bia ghi danh các vị học sĩ đỗ đạt cao.

Bên cạnh thờ Khổng Tử, Văn miếu Xích Đằng còn thờ Chu Văn An – một thầy giáo ở thời Trần, đồng thời là người được lịch sử tôn vinh “ông tổ đạo Nho”. Hai bức tượng đồng lấy mẫu tượng từ Văn miếu Quốc Tử Giám và cung tiến năm 2003.

Văn miếu có hai mùa lễ hội. Trọng hội là ngày 10/2 và 10/8. Cứ vào các ngày trọng hội, những vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ. Ngày nay, hàng năm, vào dịp mùng 4-5 Tết, Văn miếu lại tổ chức lễ hội với các hoạt động như hát ca trù, cho chữ đầu xuân.

Xem Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Keo ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Ấn Tượng – Bài 7

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Ấn Tượng giúp các em có thêm cho mình những kiến thức xã hội hay bên cạnh học hỏi thêm nhiều kĩ năng hay khác.

Văn miếu Xích Đằng là một địa điểm du lịch tại Thành phố Hưng Yên (Tỉnh Hưng Yên thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng). Cách trung tâm Tỉnh Hưng Yên khoảng 1,5 km.

Nằm giáp con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, thuộc thành phố Hưng Yên, văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là văn miếu Hưng Yên, là một di tích quan trọng trong quần thể cụm di tích Phố Hiến. Văn miếu được xây dựng vào năm 1832, trải qua gần 400 năm tồn tại và ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam thượng, văn miếu đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của người dân mảnh đất “Nhất kinh kì, nhì Phố Hiến”.

Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng. Văn miếu Xích Đằng kết cấu theo kiểu chữ Tam: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”, mặt chính quay về hướng Nam.

Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, cấu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ, kèo được sơn son thếp vàng phủ kim hoàn toàn. Hiện vật quý giá nhất trong văn miếu còn lưu giữ được đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa, trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.

Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Bái Đính ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Ngắn Hay – Bài 8

Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Ngắn Hay được nhiều bạn đọc yêu thích và chia sẻ đến mọi người cùng tham khảo.

Nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, Văn miếu Xích Đằng được khởi dựng từ cuối thời Lê ( Thế kỷ XVII – khoảng năm 1701), là biểu tượng cho nền văn hiến và tinh thần hiếu học có truyền thống lâu đời của người Hưng Yên.

Văn miếu Xích Đằng được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 20 (năm 1839) trên nền móng ngôi chùa cổ Nguyệt Đường. Tương truyền, chùa có 36 nóc do Hương Hải Thiền Sư khởi dựng năm 1701. Xét về quy mô, giá trị kiến trúc và các di vật còn lưu giữ được đây là một trong sáu Văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay trên cả nước.

Trong quy hoạch tổng thể khuôn viên Văn miếu Hưng Yên được UBND tỉnh phê duyệt với diện tích gần 6ha bao gồm khu Văn miếu, khu chùa Nguyệt Đường, khu văn hóa khuyến học, dinh Hoàng Cao Khải, đền thờ Lạc Long Quân, phòng trưng bày truyền thống…

Hai chiếc chuông và khánh tại Văn miếu là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ XVIII. Tiếng chuông, tiếng khánh được sử dụng trong các kì thi báo hiệu giờ thi bắt đầu và kết thúc. Ngày nay, vào mỗi dịp quan trọng của tỉnh nó cũng được vang lên để tỏ lòng biết ơn, tri ân tới các bậc hiền tài.

Hiện vật quý giá nhất trong Văn miếu còn được lưu giữ đến ngày nay là 9 tấm bia đá ghi danh 161 vị đại khoa trong tổng số 228 vị khoa bảng của tỉnh, từ thời Trần đến thời Nguyễn thuộc trấn Sơn Nam xưa (tỉnh Hưng Yên có 138 vị, Thái Bình có 23 vị). 8 tấm bia dựng năm Đồng Khánh thứ ba (1888), 1 tấm dựng năm Bảo Đại thứ 18 (1943).

Ngày nay, Văn miếu Xích Đằng trở thành trung tâm giáo dục thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các ngày mồng 4 và mồng 5 tháng giêng nơi đây lại diễn ra các hoạt động văn hóa như: tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, cho chữ thánh hiền…. Văn miếu Xích Đằng là biểu tượng cho tinh thần hiếu học của tỉnh Hưng Yên, là một trong những điểm văn hóa du lịch tâm linh thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách khi đến với Phố Hiến – Hưng Yên.

SCR.VN Gợi Ý ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Hương, Lễ Hội Chùa Hương ❤️️15 Bài Hay

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Chọn Lọc – Bài 9

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Chọn Lọc từ SCR.VN và chia sẻ đến bạn đọc sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Văn miếu Xích Đằng không chỉ là một công trình có ý nghĩa về mặt kiến trúc mà từ rất lâu đã trở thành biểu tượng cho đạo học của tỉnh Hưng Yên. Văn miếu Xích Đằng là một trong 6 văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay và cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội) của đất nước.

Được bao bọc bởi hồ sen và những rặng nhãn cổ kính, Văn miếu Xích Đằng hiện ra thật uy nghi, tráng lệ. Phía ngoài cùng là Nghi môn (hay còn gọi là tam quan), được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Trước Nghi môn có đặt tượng hai con chó đá cổ. Bên trong là sân rộng, ở giữa sân có đường thập đạo, hai bên sân là lầu chuông, lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu.

Khu nội tự mặt quay về hướng Nam, gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu “vì kèo trụ trốn”. Bên trong khu nội tự là hệ thống hoành phi câu đối, cột kèo, cửa võng, tất cả đều được sơn son thếp vàng uy nghi lộng lẫy. Gian thờ phía ngoài đặt tượng Chu Văn An, gian trong cùng là tôn tượng đức thánh Khổng Tử – bậc “Vạn thế sư biểu” và bài vị các hiền tài Nho gia.

Đáng chú ý nhất trong những hiện vật của văn miếu còn giữ lại được là 9 tấm bia đá khắc tên, nguyên quán, chức vụ 161 vị đỗ đại khoa ở Trấn Sơn Nam thượng (trong đó tỉnh Hưng Yên có 138 vị) thuộc các triều đại Trần, Mạc, Lê đến Nguyễn được bài trí dọc hai bên khu nội tự. Điểm qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Hưng Yên có trạng nguyên Tống Trân, Nguyễn Kỳ và Dương Phúc Tư thuộc các triều đại Trần, Mạc, Lê.

Địa phương có nhiều người đỗ đạt nhất là Văn Giang có 51 người, trong đó Nguyễn Duy Thiện là người đỗ Phó bảng ở kỳ thi cuối cùng năm 1901. Ân Thi có 41 người, tiêu biểu là Nguyễn Trung Ngạn đỗ Hoàng Giáp năm 1304 khi mới 16 tuổi là người trẻ tuổi nhất tỉnh đăng khoa. Yên Mỹ có 32 vị, quê hương của Đỗ Thế Diên, vị tiến sỹ khai khoa của tỉnh vào năm 1185. Tiên Lữ có 24 vị, tiêu biểu là Đào Công Soạn (1426) sứ thần hòa giảng, làm đến chức Thượng Thư Bộ Lễ, Bộ Lại dưới triều Lê.

Điểm nổi bật của nền đạo học đất nhãn là sự hình thành các gia đình khoa bảng, dòng họ khoa bảng, làng khoa bảng. Hiện tại văn bia còn lưu giữ và khắc tên các vị đỗ đạt cao thuộc các dòng họ như: họ Dương ở Lạc Đạo – Văn Lâm; họ Vũ, họ Hoàng ở Ân Thi; họ Lê Hữu ở Liêu Xá – Yên Mỹ… Làng Hoa Cầu có tới 11 người đỗ tiến sĩ, làng Lạc Đạo có 11 tiến sĩ, làng Thổ Hoàng có 10 tiến sĩ, làng Lại Ốc có 10 tiến sĩ…

Do giá trị về lịch sử văn hiến, hệ thống quần thể di tích Văn miếu Xích Đằng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử năm 1992.

Xem Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Langbiang ❤️️12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Chi Tiết – Bài 10

Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Chi Tiết ẽ sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị về địa danh lịch sử này.

Văn miếu Xích Đằng – một trong sáu văn miếu cổ ở nước ta. Nơi đây trở thành biểu tượng cho tinh hoa trí tuệ của người Hưng Yên. Với nền kiến trúc cổ kính, văn miếu là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời.

Văn miếu nằm cạnh sông Hồng đỏ nặng phù sa. Nơi đây thuộc quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng thuộc phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên. Nằm trên mảnh đất yên bình, hưng thịnh, văn miếu là nơi lưu giữ những tấm gương hiếu học của các bậc anh tài nước ta.

Văn miếu được xây dựng trên làng Xích Đằng từ thế kỉ XVII. Đến năm 1839 thì văn miếu được tu bổ, xây dựng lại và có quy mô như ngày nay. Biết bao sự thăng trầm của thời gian, văn miếu đã lưu giữ 161 vị học sĩ đỗ đạt cao. Văn miếu Xích Đằng là một trong những văn miếu cổ ở nước ta. Chỉ đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám.

Ở thế kỉ XVII, nhà Hậu Lê cho lập nhiều trường học để củng cố và dạy đạo Nho. Do đó các văn miếu được xây dựng để học tập, tổ chức thi cử. Trước cổng văn miếu có hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi. Hơn nữa trên đường vào đây còn có hai con nghê đá lớn, cổ kính được tạo ra từ thế kỉ XVIII.

Với khuôn viên rộng tới 6 ha, văn miếu là một công trình kiến trúc tổng thể và hết sức quy mô. Phía trước văn miếu là Đầm Vạc, phía tây là hồ Văn. Nơi đây có khung cảnh nên thơ, trữ tình. Các khu ở văn miếu được bố trí thuận tiện và hợp lý: Tam quan, nhà tả vu, nhà hữu vu, tòa đại bái,Trung từ và Hậu cung.

Đến với nơi đây du khách sẽ cảm nhận được sự yên bình, hương sen ngào ngạt tỏa ra từ đầm Vạc. Mùa nhãn du khách còn được thưởng thức những trái nhãn lồng ngọt ngào. . Kiến trúc văn miếu theo kiểu chồng diêm, 2 tầng 8 mái và có lầu gác.

Cổng Nghi môn: Hai cây gạo đại thụ hàng trăm tuổi đứng trước cổng. Kiến trúc ở cổng còn lưu giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Nơi đây có hai bục loa, các thông báo trong kì thi hương và xướng tên các sĩ tử đều được báo ở đây.

Khi nội tự gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung được sắp xếp theo kiểu chữ Tam. Mái ở khu nội tự được xây dựng theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Các đại tự, câu đối được trưng bày trong nội tự. Những cây cột vững chắc được sơn son thếp vàng.

Không chỉ có bia ghi danh các bậc hiền tài, nơi đây còn có hai pho tượng Đức Khổng Tử và thầy Chu Văn An. Đây là hai bậc thánh hiền, vừa có tài vừa có đức được thờ phụng ở đây. Văn miếu Xích Đằng đã được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1992.

Giới Thiệu Thêm ⏩ Thuyết Minh Về Núi Bà Rá ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Sinh Động – Bài 11

Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Sinh Động sẽ giúp bạn đọc luyện tập cách hành văn súc tích, cách dùng từ ngữ linh hoạt.

Văn miếu Xích Đằng còn tên khác gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào khoảng năm 1701,hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Văn miếu thờ Khổng Tử người sáng lập đạo Nho và thờ Vạn thế sư biểu Chu Văn An – nhà sư phạm tài năng đức độ thời Trần.

Xưa kia, Văn Miếu là nơi tổ chức các cuộc thi Hương và sát hạch thí sinh đi dự kì thi Hương.Vào mỗi dịp xuân thu nhị kỳ, nơi đây còn tổ chức tế lễ. Chủ tế là các quan đầu tỉnh cùng chức sắc, nho sinh. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi bình văn, thơ của nho sĩ yêu nước. Văn miếu Xích Đằng có tên như vậy vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng, xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.

Hệ thống quần thể di tích: Văn miếu Xích Đằng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử năm 1992. Mặt tiền Văn miếu quay hướng Nam, nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội.

Khuôn viên Văn miếu Xích Đằng rộng 6.000 m2, bao gồm các công trình kiến trúc tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dải vũ, khu chính và khu tháp thờ. Tam quan Văn miếu xây dựng theo kiến trúc “chồng diêm hai tầng tám mái”. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc vẫn giữ nguyên vẹn từ khi xây dựng và còn được lấy làm biểu tượng tỉnh Hưng Yên.

Phía trong cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh[1] cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy này hiện nay được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục của tỉnh Hưng Yên.

Khu nội tự có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam (三), bao gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Toàn bộ khu nội tự Văn miếu tỏa sáng bởi hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim. Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu “Trùng thiềm điệp ốc”.

Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Cấm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Đạt Điểm Cao – Bài 12

Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Đạt Điểm Cao, một địa danh nổi tiếng tại vùng đất Hưng Yên.

Tỉnh Hưng Yên không chỉ nổi tiếng với thương cảng Phố Hiến từng được mệnh danh là “thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” mà còn có một Văn Miếu Xích Đằng với 135 vị đại khoa xuất thân từ mảnh đất địa linh nhân kiệt này. Văn miếu Xích Đằng hiện đang được đề cử là 1 trong Top 5 Văn miếu cổ đánh dấu nền học vấn lâu đời ở Việt Nam.

Văn miếu Hưng Yên tọa lạc tại thôn Xích Đằng – phường Lam Sơn – thành phố Hưng Yên nên được gọi theo tên địa danh là Văn Miếu Xích Đằng. Đây là biểu tượng tôn vinh nền học vấn của tỉnh Hưng Yên, là nơi tập trung toàn bộ những tinh hoa trí tuệ đất và người Hưng Yên.

Văn miếu Xích Đằng được khởi dựng từ cuối thời Lê thế kỉ 17 và được trùng tu lớn vào năm Minh Mệnh thứ 20 năm 1839. Đây là nơi thờ Khổng Tử và các vị thánh hiền của đạo nho. Cùng phối thờ với Khổng Tử là thầy giáo Chu Văn An, một thầy giáo tài năng đức độ thời trần. Tương truyền Văn miếu được xây dựng trên một ngôi chùa cổ có tên là Nguyệt Đường Tự hay chùa 36 nóc được Hương Hải Thiền sư khởi dựng vào năm 1701 dưới sự giúp đỡ của quận công Lê Đình Kiên.

Hiện nay, khuôn viên của Văn Miếu rộng 6000 m2 bao gồm các công trình kiến trúc: Tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dải vũ và khu chính của văn miếu. Tam quan văn miếu được xây dựng theo kiến trúc “chồng diêm hai tầng tám mái”. Đây là công trình kiến trúc được giữ nguyên vẹn từ xưa đến nay. Ngày nay, tam quan được lấy làm biểu tượng của tỉnh Hưng Yên.

Từ tam quan đi vào là sân Văn Miếu. Đây chính là nơi trước kia diễn ra các kì thi hương. Hai bên sân là lầu chuông và lầu khánh. Lầu chuông có treo quả chuông đồng đúc năm Gia Long tam niên (1804) và lầu khánh bên trong treo một chiếc khánh đá được dựng năm Gia Long nhị niên (1803). Tiếp đến là hai dải vũ, mỗi dãy 5 gian xưa kia là nơi các quan để cỗ kiệu sửa soạn mũ áo trước khi vào lễ Khổng Tử, nay là nơi trưng bày những hình ảnh về giáo dục Hưng Yên.

Khu chính của Văn miếu có kiến trúc theo kiểu chữ Tam gồm ba tòa: Tiền tế, trung từ, hậu cung. Tại gian trung tâm trung từ và hậu cung đặt tượng Chu Văn An và tượng Khổng Tử đúc bằng đồng trong tư thế ngồi. Cả hai pho tượng này được đưa vào thờ năm 2003. Hiện vật quý giá nhất của Văn Miếu chính là 9 tấm bia đá được dựng ở hai bên tòa chính của Văn miếu. Trên 9 tấm bia ghi danh tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị khoa bảng của tỉnh Hưng Yên trong tổng số 228 vị.

Học vị cao nhất là Trạng Nguyên Tống Trân người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ,) đời Trần Trạng Nguyên Nguyễn Kỳ (huyện Đông An), triều Mạc trạng nguyên Dương Phúc Tư (huyện Văn Lâm) triều Lê chức vụ cao nhất là tiến sĩ Lê Như Hổ, Quận Công Triều mạc. Ngoài ra còn có một số dòng họ đỗ đạt cao như họ Dương ở Lạc đạo ( Văn Lâm), họ Vũ, họ Hoàng ở Ân Thi; họ Lê Hữu ở Lưu Xá (Yên Mỹ)…

Các huyện có người đỗ đạt cao như Văn Giang, Ân Thi, Yên Mỹ… trong đó họ Dương ở Lạc Đạo Văn Lâm 9 vị, họ Hoàng ở Ân Thi 10 vị, họ Lê ở Yên Mỹ 6 vị.

Hàng năm vào dịp mùng 4 mùng 5 Tết Văn miếu lại tổ chức lễ hội diễn ra các hoạt động như hát ca trù, cho chữ đầu xuân thu hút đông đảo khách tham quan và các em học sinh. Văn miếu Xích Đằng là trung tâm văn hóa giáo dục của tỉnh nhà, đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo. Văn miếu là biểu tượng cho truyền thống hiếu học và khoa bảng của tỉnh Hưng Yên.

Văn Miếu xưa có 2 mùa lễ hội, trọng hội là ngày 10 tháng 2 và 10 tháng 8. Hàng năm, cứ vào các ngày trọng hội, các vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn Miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Hay – Bài 13

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Hay giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt và cách dùng từ ngữ sáng tạo hơn.

Văn miếu Xích Đằng còn được gọi với tên khác là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào năm 1832, hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Văn miếu được xây dựng trên đất làng Xích Đằng, xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu. Năm 1831, khi tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Xích Đằng thuộc hàng tỉnh. Văn miếu Xích Đằng được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20 (Kỉ Hợi – 1839) trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là “Vạn thế sư biểu”, và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, tỉnh ủy Hưng Yên. Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử.

Khi bước vào khu di tích, trước mặt văn miếu là hai cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Nghi môn hay tam quan được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương trước đây.

Không giống như văn miếu Quốc Tử Giám, lầu chuông và lầu khánh được thay thế cho két cấu lầu trống tại văn miếu xích đằng. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội.

Tiến vào sân, bạn sẽ thấy ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân ngoài lầu chuông và lầu khánh là 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy nhà này hiện được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục và các di tích lịch sử của tỉnh Hưng Yên.

Khu thờ chính có kết cấu hình chữ tam: tiền tế, trung từ và hậu cung. 3 gian này có kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt chính quay về hướng nam.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Recommended For You