Bà Bầu Có Được Nằm Võng Không? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Nằm võng khi mang thai là tư thế ngủ đúng hay sai? Mẹ có biết, một tư thế nằm khi mang thai chuẩn không chỉ bảo đảm một giấc ngủ ngon cho mẹ mà còn liên quan đến sức khỏe của thai nhi. Vậy bà bầu có được nằm võng hay không? Cùng xem những phân tích sau của Nhà Thuốc Sức Khỏe để nắm được kiến thức bổ ích khi mang bầu.

Bà bầu có được nằm võng không? Có tốt không?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trong thời kỳ mang thai, nhất là giai đoạn càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu nên nằm hướng nghiêng bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu, đồng thời giúp máu lưu thông đến thai tốt hơn.

Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng cảm thấy dễ chịu khi nằm nghiêng, nên chọn nằm võng để có giấc ngủ ngon hơn. Hơn nữa, Theo nghiên cứu của Sophie Schwart, Thụy Sĩ, khi nằm võng với nhịp rung lắc đều đặn, nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể mẹ bầu nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Nhờ vậy mà các mẹ bầu hay người bình thường có cảm giác dễ ngủ hơn, có giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn so với nằm ngủ trên giường.

Vậy có bầu có nên nằm võng không? Các chuyên gia sức khỏe không khuyến khích bà bầu nằm võng vì có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé.

Bà bầu có được nằm võng không? Có tốt không?

Tại sao bà bầu không nên nằm võng?

1. Mẹ bầu nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép

Bà bầu luôn cần một tư thế ngủ thật thoải mái để cả mẹ và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh. Giải đáp thắc mắc bà bầu có nên nằm võng không, nếu nằm võng khi mang thai, cơ thể sẽ bị gò bó, khó khăn trở mình, thay đổi tư thế mỗi khi cảm thẫy không thoải mái, tay chân nhức mỏi…

Thậm chí nếu mẹ bầu nằm võng tư thế gập người, lại nằm nghiêng sẽ chèn ép lên thai nhi, gây ra sự khó chịu hay bức bối cho bé con trong bụng.

2. Bà bầu dễ bị ngã khi nằm võng

Mẹ bầu có nên nằm võng không? Câu trả lời là không vì dễ gây nguy hiểm. Bụng của mẹ bầu ngày một lớn, di chuyển, đi lại cũng vì thế mà khó khăn hơn. Do đó, bà bầu không nên nằm võng bởi rất có thể không may bị té ngã mỗi khi đứng lên, ngồi xuống võng. Điều này nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Bà Bầu Có Được Nằm Võng Không? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

3. Hệ hô hấp hoạt động không thoải mái

Dễ nhận thấy tư thế khi bà bầu nằm võng, cơ thể sẽ bị bó hẹp lại, phần đầu cao, chân cao trong khi phần thân dưới lại ở vị trí thấp hơn với dáng hơi gập sẽ gây sức ép lên ngực, làm cản trở hoạt động hệ hô hấp, dễ dẫn đến khó thở.

Bên cạnh đó, khi đầu nằm quá cao phía trên khiến việc lưu thông máu lên não gặp khó khăn, gây sức ép lên tim. Dẫn đến hậu quả tất yếu là thiếu máu, thiếu oxy lên não, không hề tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Đến đây chắc hẳn mẹ đã biết có bầu có được nằm võng không.

4. Nằm võng gây ảnh hưởng đến cột sống

Phụ nữ mang thai nếu không được cung cấp đủ canxi lại thêm chế độ sinh hoạt kém khoa học, có thói quen nằm võng khi mang thai dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến xương sống, đau dây thần kinh cột sống và thoát vị đĩa đệm…

Giải đáp thắc mắc bà bầu được nằm võng khi mang thai

Bà Bầu Có Được Nằm Võng Không? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không?

Nhiều bà mẹ cho rằng ở giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ nên nằm võng được. Hơn nữa, sự thay đổi về thể chất lẫn tâm lý, sự lo lắng và cả tình trạng ốm nghén khiến nhiều mẹ mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Vì thế nhiều mẹ đã chọn nằm võng để có cảm giác dễ chịu, dễ ngủ hơn

Vậy mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Theo các chuyên gia thì thời điểm này, bụng mẹ chưa lớn nên có thể nằm võng nếu điều này giúp mẹ cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, cần lưu ý mẹ bầu chỉ nên nằm võng tối đa 20 – 30 phút mỗi ngày. Không nằm thường xuyên và không nằm võng lâu vì có thể tăng cảm giác chóng mặt, gặp các vấn đề về cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng không khuyến khích việc mang thai 3 tháng đầu nằm võng bởi dễ bị suy hô hấp. Tư thế đầu nằm cao cũng khiến việc lưu thông máu lên não gặp khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt nằm võng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị ngã gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu khi thai nhi chưa bám chắc vào cổ tử cung mẹ bầu.

Bà Bầu Có Được Nằm Võng Không? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Cách nằm võng đúng cho mẹ bầu 3 tháng đầu:

Các chuyên gia y tế khuyên rằng mẹ bầu không nên nằm võng. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ bầu cần dùng võng nghỉ ngơi thì cần lưu ý những điều sau:

Nằm võng trong thời gian ngắn: khoảng 20 – 30 phút, thích hợp dùng võng chợp mắt hoặc dùng ngủ trưa. Không nằm võng lâu và không nằm võng thường xuyên

Điều chỉnh độ cong của võng phù hợp: võng quá trũng sâu sẽ dồn áp lực vào bụng nhiều hơn, tăng tăng nguy cơ suy hô hấp, chóng mặt,…Do đó mẹ bầu cần điều chỉnh độ cong của võng và cả độ cao để tránh bị ngã

Cẩn thận khi lên xuống võng: khi nằm xuống hoặc ngồi dậy cần chắc chắn chân chạm đất trước khi mẹ bầu bước ra, tránh nguy hiểm bị té ngã

Chọn loại võng chắc chắn: có bầu được nằm võng không, câu trả lời là mẹ bầu chỉ nằm võng nếu thực sự cần thiết để nghỉ ngơi. Cần chú ý sử dụng võng chắc chắn, không bị tuột tránh những hậu quả không mong muốn

Mang thai 3 tháng cuối có được nằm võng không?

Bà bầu tháng cuối có được nằm võng không là thắc mắc của nhiều chị em, đặc biệt là với những ai lần đầu làm mẹ. Các chuyên gia khuyến cáo trong giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm võng. Lúc này bụng bầu đã lớn, việc nằm võng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực như đã nói ở trên: thai nhi bị chèn ép, ảnh hưởng đến cột sống, hệ hô hấp, bà bầu dễ bị té ngã.

Bà Bầu Có Được Nằm Võng Không? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Cách giúp bà bầu có giấc ngủ ngon không cần dùng võng

Sau khi được lý giải có bầu được nằm võng không, nhiều chị em băn khoăn làm sao để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ khi mang thai. Có nhiều giải pháp mẹ bầu có thể áp dụng để dễ đi vào giấc ngủ mà lại an toàn hơn thay vì nằm võng như:

  • Mẹ bầu nên uống đủ nước vào ban ngày để tránh uống nhiều nước buổi tối, hạn chế đi tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Không nên ngủ quá nhiều vào buổi trưa. Nên thư giãn tầm 15-20 phút. Một giấc ngủ ngắn sẽ giúp mẹ bầu thấy tỉnh táo hơn và không bị khó ngủ vào buổi tối.
  • Nói không với các loại trà, cà phê…
  • Bà bầu uống 1 cốc sữa ấm hoặc ngũ cốc trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon hơn.
  • Chú ý giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng, quá lạnh, dọn dẹp sạch sẽ, không bày quá nhiều đồ trong phòng ngủ để không khí dễ lưu thông
  • Một cách nữa giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn đó là tắm với nước ấm trước khi đi ngủ, nhưng mẹ nhớ là không tắm quá muộn nhé.
  • Massage nhẹ nhàng với tinh dầu hoặc dùng muối ngâm chân thư giãn giúp bà bầu dễ ngủ hơn
  • Mẹ bầu cũng có thể thực hiện 1 bài tập thể dục, hay một vài tư thế yoga nhẹ nhàng vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp mẹ ngủ ngon hơn.
  • Mẹ bầu khi bước vào những tháng cuối thai kỳ, bụng cũng đã to và nặng hơn. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng gối mềm chữ U để kê chân phía dưới giúp mẹ có tư thế ngủ thoải mái, ngủ ngon giấc hơn.

Qua bài phân tích trên, Nhà thuốc Sức khỏe tin rằng các mẹ bầu đã có câu trả lời cho mình về việc « Bà bầu có được nằm võng không?« . Trên đây, cũng là một số lời khuyên về tư thế ngủ, và cách khắc phục tình trạng mất ngủ ở các giai đoạn thai kỳ giúp mẹ bầu có giấc ngủ tốt nhất trong quá trình mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu bạn đã áp dụng tất cả các phương pháp trên mà giấc ngủ không được cải thiện cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé.

MẸ BẦU NÊN ĐỌC

  • Nhận Biết 10 Dấu Hiệu Sắp Sinh Để Mẹ Bầu Luôn Có Tâm Thế Chủ Động
  • Nên Uống Sữa Bầu Vào Tháng Thứ Mấy? Cách Uống Sữa Bầu Hiệu Quả Nhất?
  • Bà Bầu Bị Sốt Phải Làm Sao? Có Được Uống Thuốc Hạ Sốt Không?
  • Bà Bầu Mệt Mỏi Có Nên Truyền Nước Không? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?
  • Bầu 3 Tháng Đầu Nên Ăn Gì Kiêng Gì Để Mẹ Khỏe, Thai Nhi Phát Triển Tốt
  • TOP 6+ Vitamin Tổng Hợp Cho Bà Bầu Được Review Tốt Nhất
  • TOP Thực Phẩm Ăn Vào Con Không Vào Mẹ Bà Bầu Đừng Bỏ Qua

Recommended For You