Kinh nghiệm du lịch Bát Tràng 1 ngày tự túc từ A – Z mới nhất

Kinh nghiệm du lịch Bát Tràng đầy đủ nhất giúp bạn nắm rõ nên ăn gì, chơi gì. Cùng du lịch tiết kiệm với JAMJA’s Blog nhé!

Bát Tràng là làng gốm truyền thống có lịch sự phát triển lâu đời nằm ngay bên Sông Hồng. Bát Tràng nằm ở ngoại ô Hà Nội được nhiều người biết đến với những sản phẩm gốm sứ chất lượng, được làm bằng tay nên được nhiều người yêu thích.

Hiện nay, ngoài làm gốm, Bát Tràng còn thu hút sự chú ý của khách du lịch bởi lịch sử và chính nghề làm gốm nơi đây. Du khách tìm đến sẽ được trải nghiệm công nghệ làm gốm ấn tượng, và thăm quán những sản phẩm gốm truyền thống nơi đây.

Nhưng để du lịch Bát Tràng bạn nên tìm hiểu thật kỹ, tham khảo ngay kinh nghiệm du lịch Bát Tràng 1 ngày tự túc từ A – Z dưới đây để có kiến thức trước khi đi. JAMA’ Blog ẽ giúp bạn có được chuyến du lịch thú vị nhất.

Làng Gốm Bát Tràng ở đâu?

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 14km. Đây là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, thu hút sự tham quan của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.

Nơi đây chuyên về sản xuất gốm sứ với đa dạng các chủng loại, kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến làng Gốm là du khách có cơ hội được trực tiếp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn các nghệ nhân làm gốm đồng thời cũng có thể tham gia trải nghiệm dưới sự dẫn dắt của nghệ nhân.

địa chỉ Làng Gốm Bát Tràng

Giao thông đi lại tại đây khá thuận tiện, tuy nhiên đoạn đường đến làng Gốm Bát Tràng có nhiều khúc cua nên bạn cần phải cẩn trọng nhé. Trong những ngày nghỉ cuối tuần nếu các bạn chưa biết đi đâu thì hãy bắt đầu ngay một tour du lịch Bát Tràng đi nào, đó là gợi ý không hề tồi chút nào.

Xem thêm: Ngày lễ 20/10 đi chơi ở đâu Hà Nội phù hợp nhất

Đến Làng Gốm Bát Tràng bằng cách nào?

Nằm ở vị trí thuận tiện, cách trung tâm thành phố không xa (xem bản đồ Google Map) nên khi đi làng gốm Bát Tràng bạn sẽ có sự đa dạng trong việc lựa chọn phương tiện di chuyển như các cách như sau:

Xe bus

Phương tiện được nhiều du khách chọn lựa nhất đó chính là xe bus. Vừa an toàn vừa nhanh mà lại không lo ngại nắng mưa, đặc biệt với mức giá vô cùng rẻ, phù hợp với túi tiền sinh viên, chỉ 7K/lượt vé thôi nhé.

Từ nội thành bạn có thể bắt xe tới điểm trung chuyển Long Biên, ngay đầu Trần Nhật Duật, tại đây có xe bus 47A di chuyển từ Bến xe Long Biên đến tận trong làng Gốm Bát Tràng.

Trong thời gian di chuyển (mất khoảng 30-40 phút) bạn có thể tranh thủ đánh một giấc ngon lành thay vì di chuyển bằng phương tiện xe máy.

Xe máy hoặc các phương tiện đường bộ khác (taxi, ô tô…)

Phương tiện lựa chọn thứ hai dành cho bạn đó chính là xe máy. Đối với những bạn trẻ có môt niềm đam mê với phượt thì chắc chắn sẽ lựa chọn phương tiện này.

Từ Long Biên đến Bát Tràng bằng xe máy chỉ mất khoảng 20-25 phút, khá tiết kiệm thời gian so với đi bus.

Bằng phương tiện này, bạn sẽ di chuyển theo đường từ chân cầu Chương Dương, hoặc Thanh Trì, Vĩnh Tuy đi men theo sông Hồng, cho đến khi bạn nhìn thấy điểm chỉ đường làng Gốm Bát Tràng thì di chuyển theo biển di dẫn đó, chừng 5 phút sau bạn đã có mặt tại địa chỉ cần đến.

đường đi làng gốm bát tràng

Đường sông

Phương tiện này chủ yếu dành cho những du khách muốn khám phá nét độc đáo của du lịch đường sông. Vào mỗi cuối tuần, đều có chuyến du lịch sông Hồng qua làng Gốm Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử.

Giá vé tour du lịch vào khoảng 300-400K/ người. Nếu bạn đã chán ngán các phương tiện di chuyển kể trên thì du lịch đường sông sẽ là một trải nghiệm mới lạ dành cho bạn khi đến đây. Tuy nhiên, thời gian di chuyển bằng phương tiện này sẽ lâu hơn rất nhiều đó nhé!

tham quan làng gốm bát tràng

Có gì vui chơi, tham quan ở Bát Tràng?

Tham quan Bát Tràng có gì hay?… Dưới đây là một số địa điểm thú vị được gợi ý mà bạn nên trải nghiệm.

Làng cổ Bát Tràng

Đến với du lịch Bát Tràng, bạn không thể không ghé qua làng cổ Bát Tràng với công trình kiến trúc độc đáo mang phong cách cổ xưa. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội khám phá xung quanh làng cổ trên chiếc xe trâu dân giã để tận hưởng không khí mộc mạc, đậm chất Việt Nam thời xưa.

Những địa điểm tiêu biểu mà bạn nên khám phá tại đây gồm có: Nhà cổ Vạn Vân, đình làng Bát Tràng…

Nhà cổ Vạn Vân

Nhà cổ Vạn Vân là công trình kiến trúc tuyệt tác bao gồm các họa tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng và bộ khuôn bản dập làm gốm… từ trước thế kỷ 15.

Ngôi nhà này được dựng lên cách đây 11 năm, gồm có 3 gian: gian đầu tiên là ngôi nhà gỗ 200 tuổi đưa từ Thái Bình về, gian thứ hai cũng là một ngôi nhà cổ được mua ở Nam Định, gian thứ ba là ngôi nhà đã có sẵn từ trước đó.

Nhà cố Vạn Vân mở cửa từ 8h-17h30 hàng ngày, các bạn nhớ chú ý thời gian để tham quan nhé!

Nhà cổ Vạn Vân - Bát Tràng

Đình làng Bát Tràng

Nằm hướng ra phía Sông Hồng, đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng và tổ chức các trò chơi, sự kiện, lễ hội trong làng. Nếu đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt tại đây.

Sân nặn gốm

Đến với Làng Gốm Bát Tràng, nhất định bạn phải đến sân nặn gốm thể tham gia thử thách làm gốm tại nơi đây. Nếu chỉ muốn trải nghiệm nặn gốm thì chi phí mất khoảng 20K/ lượt, nhưng một lần đến với Bát Tràng nhất định phải chơi lớn nhé.

Sân nặn gốm Bát Tràng

Chỉ cần dành ra 40-60k, bạn có thể trở thành một thợ gốm thực sự được tha hồ sáng tạo tạo thành phẩm từ đất sét và bàn xoay.

Tuy ban đầu có thể hơi lúng túng khi chưa biết cách sử dụng, nhưng đừng lo, bạn sẽ đượ hướng dẫn và chỉ bảo tận tình từ những thợ gốm điêu luyện ngay ở làng cổ Bát Tràng.

Sau khi bạn hoàn thành “kiệt tác”, sản phẩm sẽ được nung đốt để khô và giữ được dáng. Tiếp tục công đoạn này là đến khâu người chơi sẽ vẽ hình lên sản phẩm, tại đây bạn có thể thỏa sức sáng tạo cho kiệt tác của mình.

Tùy từng nhu cầu của người chơi mà sản phẩm sẽ được đi tráng bóng hay không, theo mình bạn nên tráng men để có thể lưu giữ sản phẩm lâu hơn.

Tham gia trải nghiệm và du lịch Bát Tràng thì cũng phải mang về cho mình những mẫu sản phẩm tuyệt tác để còn check in sống ảo đăng facebook khoe bạn bè chứ nhỉ!

Chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng gần làng gốm Bát Tràng là nơi tập trung hàng trăm cửa hàng bán gốm sứ san sát nhau. Đây là nơi bạn có thể tìm thấy những món quà lưu niệm hay những vật dụng xinh xắn được làm hoàn toàn từ gốm, vừa độc lại vừa rẻ.

Các gian hàng ở chợ gốm bày bán đa dạng các mặt hàng, đa dạng các chủng loại, màu sắc, kích thước từ đồ lưu niệm, bát đĩa, chum vại, bình trà, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng, bình đựng hoa… được thiết kế tỉ mỉ, vô cùng đẹp mắt.

Chợ gốm Bát Tràng

Tất cả các sản phẩm tại đây đều được tạo nên bởi những bàn tay nghệ nhân tài hoa, với những nét vẽ rồng phượng, những bức bích họa vô cùng đặc sắc. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình họ nhào nặn gốm sứ ngay tại nhưng khoảng sân gốm mini ở trong chợ.

Các sản phẩm được trưng bày theo từng lối riêng, với những mức giá khác nhau. Nhưng nhìn chung, so với thị trường gốm sứ bên ngoài thì mức giá sản phẩm tại đây rẻ hơn rất nhiều.

Coffee so deep ở Bát Tràng

Sẽ có nhiều bạn trẻ đến du lịch tại Bát Tràng để xua đi cái nóng nực, xô bồ chốn nội thành. Không có nhiều quán cà phê như trung tâm thành phố nhưng các quán cà phê tại đây đều chất như nước cất luôn nhé!

Quán cà phê tại Bát Tràng

Quán cà phê đầu tiên cần được nhắc đến đó chính là Ando, nghe cái tên nhiều người sẽ nghĩ quán theo đuổi phong cách hiện đại, Tây phương nhưng thực tế thì trái ngược nhé.

Quán mang đậm phong cách cổ xưa, truyền thống, được decor trang trí bằng những vật dụng quen thuộc, dân dã, từ những bậc cầu thang được làm bằng gạch nung đến những chiếc đĩa sứ với đường nét hoa văn tinh xảo được gắn trên lường ngoài lối đi.

Không gian bên trong quán khá đặc biệt, thoáng mát và rộng rãi. Quá chủ yếu làm bằng chất liệu gỗ, được trồng khá nhiều cây xanh, giúp bạn được thư giãn, thảnh thơi khi hòa mình vào trong không gian thiên nhiên với cây lá, gió nắng… vô cùng thanh bình.

Một góc nhỏ của quán

Điều đặc biệt là bên trong quán có riêng một gian gốm sứ, bày biện những mẫu gốm tuyệt xảo, bắt mắt để khách hàng có thể tham quan và có thể mua về để làm kỉ niệm.

Menu quán đa dạng với nhiều loại thức uống: cà phê, sữa đá, nước trái cây… Giá cả tại Ando sẽ không phải là nỗi lo lớn dành cho khách hàng vì nó khá rẻ so với giá chung của nhiều quán cà phê hiện nai, chỉ dao động trong khoảng 15.000-30.000 VND/ cốc.

Tham quan khu đô thị sinh thái Ecopark

Nếu vẫn dư dả thời gian sau khi vui chơi tại làng Gốm Bát Tràng, bạn hoàn toàn có thể dành thời gian đến thăm khu đô thị Ecopark chỉ cách Bát Tràng 300m. Vé vào cổng rơi vào 90K/ người, hơi cao nhưng so với những gì bạn làm được tại đây thì không có gì đáng tiếc đâu.

ecopark

Tại Ecopark có các nhà sàn, các bạn có thể thuê theo giờ hoặc cả ngày để nghỉ ngơi tùy nhu cầu. Ecopark cũng cung cấp dịch vụ cho thuê lều bạt cắm trại ngay tại các công viên của khu đô thị.

Tại đây có những công viên xanh đúng nghĩa với thảm cỏ trải dài, những hàng cây cổ thụ mà bạn khó tìm thấy ở một đô thị hiện đại quanh Hà Nội, chẳng hạn như: công viên mùa Hạ, công viên mùa Xuân.

Bạn và bạn bè sau khi đến đây có thể tổ chức cắm trại, nướng BBQ hay đơn giản nằm đó hòa mình vào thiên nhiên.

vườn hoa Ecopark

Thành phố xanh Ecopark không chỉ là một khu đô thị, mà còn là một điểm đến cho chuyến dã ngoại hấp dẫn dịp cuối tuần, địa điểm tuyệt vời để tổ chức những sự kiện thể thao hay teambuilding tập thể.

Ăn gì ở Làng Gốm Bát Tràng?

Các bạn có thể tự chuẩn bị thức ăn hoặc ăn ở các quán gần chợ Bát Tràng. Đặc sản Bát Tràng có món canh măng mực rất ngon và lạ miệng, ngoài ra còn có mực xào su hào, chè hạt hoa sói, bánh tẻ, bánh sắn nướng, ổi Đông Dư vừa giòn vừa thơm.

Bánh tẻ đặc sản Văn Giang nên sẽ có hương vị khác so với những quán bạn ăn nhé. Bánh giòn và thơm, nhiều nhân lắm nhé, ăn thích mê, chỉ 6.000 VNĐ/ cặp bánh. Ngoài ra, bánh sắn nướng cũng rất ngon và đáng thưởng thức chỉ 5.000 VNĐ/ chiếc.

canh măng mực

Đặc biệt nhất bạn không thể bỏ lỡ đặc sản canh măng mực, món ăn truyền thống nức tiếng ở đây.

Màu vàng ươm của măng hòa quyện cùng nước dùng ngọt lim, khi ăn sẽ dai giòn sần sât rất thơm ngon. Canh măng mực thường được dùng làm món chính trong các ngày lễ truyền thống, lễ cưới xin, giỗ tết của người dân làng gốm sứ Bát Tràng.

Đến với Bát Tràng, cứ yên tâm rằng, bạn sẽ không phải mang chiếc bụng đói khi ra về đâu nhé!

Kinh nghiệm chọn mua đồ Gốm, đồ lưu niệm

  • Mua hàng ở đây, các bạn có thể mặc cả theo cảm quan, giá mặc cả vào khoảng 2/3 giá người bán nói, đừng nên mặc cả quá nhiều mà lại không mua.
  • Đi lại và chọn đồ nên hết sức lưu ý để tránh trường hợp chẳng may làm vỡ đồ. Nếu có trẻ con đi cùng thì phải luôn để mắt tới chúng và đặc biệt để chúng tránh xa khỏi gian trưng bày đồ.
  • Xem thật kỹ trước khi quyết định mua bởi vẫn có những sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất.
  • Kinh nghiệm đặc biệt mình rút ra đó là càng đi sâu vào bên trong thì giá sản phẩm lại càng rẻ nhé. Điều này mình nghĩ bởi những gian bên ngoài thuê với giá mặt bằng cao hơn nên sản phẩm của họ sẽ có giá mắc hơn so với những quán gốm bên trong.

Kết luận

Làng Gốm Bát Tràng với nhiều điều hấp dẫn, là địa chỉ kết tinh văn hóa, lịch sử bao đời nay của con người Việt. Cư dân nơi đây cũng cực kì thân thiện và mến khách, luôn để lại dấu ấn trong lòng người du khách.

Nếu bạn chưa du lịch Bát Tràng lần nào thì mau mau chuẩn bị hành trang mà lên đương luôn nhé, còn nếu bạn đã từng đến Bát Tràng rồi thì chẳng có lí do gì mà đến đây trải nghiệm thêm đúng không?

Hi vọng, những gì hôm nay mà JAMJA’s BLOG chia sẻ sẽ góp ích cho bạn trong chuyến hành trình đến Bát Tràng!

Comments

comments

Recommended For You