[Bác sĩ tư vấn] Bệnh tiểu đường có sinh con được không? • Hello Bacsi

  • Nếu mẹ mắc tiểu đường tuýp 1: Sẽ có khoảng 4% con bị di truyền bệnh.
  • Nếu mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ: Tỷ lệ di truyền bệnh cho con rơi vào khoảng 14%, tương đương như nam giới mắc bệnh.

Tỷ lệ con mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn nếu cả bố và mẹ bị tiểu đường. Do đó, các cặp vợ chồng này cần đặc biệt chú ý trong việc tạo ra một môi trường sống và lối sống lành mạnh cho con. Điều này sẽ giúp con ít có nguy cơ bị tiểu đường hơn.

Bệnh tiểu đường có sinh con được không? Cách sinh con khỏe mạnh khi mắc bệnh

Cách sinh con khỏe mạnh khi bị tiểu đường

Chắc hẳn những thông tin ở trên đã giúp bạn làm rõ câu hỏi “Bệnh tiểu đường có sinh con được không?”. Để người bệnh sinh con khỏe mạnh, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:

Kiểm soát bệnh tiểu đường ở nam giới

Điều quan trọng nhất với nam giới mắc tiểu đường là cần hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng sinh lý, cụ thể hơn là rối loạn cương dương. Để làm được điều này, bạn cần:

  • Ổn định tốt đường huyết bằng chế độ ăn khoa học, tập luyện dùng thuốc đúng chỉ định.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia vì những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường.

Bên cạnh đó, bạn không nên tự ý mua các sản phẩm cường dương vì những sản phẩm này không xử lý tận gốc nguyên nhân biến chứng. Ngược lại, thuốc có thể khiến bạn bỏ qua “thời điểm vàng” trong điều trị và làm việc kiểm soát biến chứng trở nên khó khăn hơn.

Tập thể dục để phòng ngừa biến chứng tiểu đường
Tập luyện sẽ giúp nam giới kiểm soát biến chứng tiểu đường.

Kiểm soát bệnh tiểu đường ở nữ giới

Khi bắt đầu có kế hoạch mang thai, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cần giảm đường huyết về giới hạn cho phép. Tốt nhất là nên giảm HbA1c xuống dưới 6,5% bằng cách dùng thuốc, ăn uống và tập luyện khoa học.

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám thai theo đúng lịch. Nếu chưa bị tiểu đường hay tiền tiểu đường trước khi mang thai, bạn vẫn nên kiểm tra đường huyết vào tuần thứ 24 – 28. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần sớm áp dụng các cách bảo vệ sức khỏe sau:

  • Ăn uống đúng cách: Bạn hãy chia tổng lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ và không ăn quá nhiều vào bữa chính. Nếu đường huyết cao, bạn có thể chọn các loại ngũ cốc giàu chất xơ hơn như gạo lứt, yến mạch thay cho cơm trắng. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau xanh để tăng chất xơ.
  • Vận động nhẹ nhàng: Bài tập phù hợp nhất với phụ nữ mang thai là đi bộ và yoga.

Thay vì lo lắng bị bệnh tiểu đường có sinh con được không, bạn nên cố gắng kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sớm biến chứng sinh lý. Bởi đây chính là chìa khóa vàng giúp bạn sinh con khỏe mạnh như ý muốn!