Hỏi đáp: Căng chỉ mũi bao lâu hết sưng và bầm tím | Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Bác sỹ Thái Hà

Thưa bác sĩ, cháu mới căng chỉ tại một cơ sở gần nhà theo sự giới thiệu của người quen để nâng mũi. Tuy nhiên, dù đã căng chỉ được hơn 7 ngày nhưng mũi cháu vẫn đang có dấu hiệu đang, sưng tấy và có chút bầm. Tình trạng không quá nặng nhưng cháu cũng rất lo lắng bởi trước đó người thực hiện cam kết không sưng, không đau. Vậy xin hỏi bác sĩ căng chỉ mũi bao lâu hết sưng, cháu có cần thăm khám hay không?

Chào bạn, Dr.thaiha đã tiếp nhận câu hỏi của bạn về dịch vụ căng chỉ mũi. Sau khi thảo luận các bác sĩ chuyên khoa da liễu thẩm mỹ xin đưa ra cho bạn những chia sẻ sau đây:

Căng chỉ mũi bao lâu hết sưng và bầm tím

Căng chỉ mũi bị sưng có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, hiện tượng sưng sau khi căng chỉ, cấy chỉ được xem là phản ứng bình thường của cơ thể. Chỉ sinh học sau khi được cấy dưới da sẽ cần có thời gian để thích nghi nên tại vị trí được căng chỉ như mũi, da mặt, trán sẽ xảy ra hiện tượng sưng hoặc đối chút bầm tím.

Tuy nhiên, sưng sẽ không nặng mà chỉ một cách nhẹ nhàng. Hiện tượng bầm tím là do các mạch máu dưới da bị tổn thương, giãn ra sau thủ thuật căng chỉ. Tất cả các dấu hiệu này sẽ tự biến mất mà không để lại các hệ quả trên da. Vậy nên, nếu sau khi căng chỉ bạn cảm thấy mũi bị sưng hay bầm tím nhẹ không nên quá lo lắng.

Thời gian sưng và bầm tím của mỗi người sẽ là khác nhau. Nếu như bạn có cơ địa tốt thời gian sưng sẽ từ 3-7 ngày. Một số người có thể bị sưng từ 1 tuần đến 2 tuần nhưng không kèm theo dấu hiệu đau tức bất thường. Trong trường hợp bạn thấy mũi mình bị sưng, bầm tím quá mức và gia tăng mức độ, hãy thăm khám sớm để đề phòng biến chứng căng chỉ nâng mũi đáng chú ý là tình trạng nhiễm trùng.

Vì sao căng chỉ bị sưng, bầm tím kéo dài

Có nhiều nguyên nhân khiến cho ca căng chỉ mũi bị sưng và bầm tím kéo dài. Đây được xem là biến chứng thẩm mỹ cần được phát hiện và xử lý kịp thời. Với hơn 20 năm kinh nghiệm căng chỉ trẻ hóa, Dr.thaiha xin chỉ ra một vài yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả ca căng chỉ nâng mũi như sau:

𝑪𝒉𝒂̂́𝒕 𝒍𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒉𝒐̣𝒄 𝒍𝒂̀ 𝒃𝒂̣𝒏 𝒍𝒖̛̣𝒂 𝒄𝒉𝒐̣𝒏

Chất lượng chỉ sinh học quyết định đến hiệu quả và độ an toàn của ca căng chỉ nâng mũi. Theo đó, nếu bạn có thể lựa chọn được hãng chỉ, loại chỉ phù hợp với cơ địa của mình thì khả năng thích ứng của cơ thể sẽ cao hơn và tình trạng sưng viêm sẽ xảy ra ở mức độ thấp, được kiểm soát một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều các dịch vụ căng chỉ nâng mũi giá rẻ. Điểm chung của dịch vụ là đều sử dụng chỉ sinh học không rõ nguồn gốc xuất sứ, bán trôi nổi trên thị trường. Và đa phần những ca biến chứng căng chỉ mũi đều xuất phát từ việc khách hàng được cơ sở y tế căng loại chỉ kém chất lượng này trong đó biến chứng nguy hiểm nhất là hoại tử mũi.

𝑻𝒓𝒊̀𝒏𝒉 đ𝒐̣̂ 𝒕𝒂𝒚 𝒏𝒈𝒉𝒆̂̀ 𝒄𝒖̉𝒂 𝒃𝒂́𝒄 𝒔𝒊̃

Tay nghề bác sĩ càng cao thì hiệu quả căng chỉ càng phát huy được tốt hơn. Chỉ có bác sĩ có kinh nghiệm căng chỉ mới có thể xác định được chính xác vị trí xuyên kim, số lượng chỉ sinh học cần sử dụng để chỉnh hình nhiều hay ít và tiến hành các thao tác căng chỉ một cách nhẹ nhàng, ít đau đớn và ít tổn thương chảy máu.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện có rất nhiều người mạo danh là bác sĩ chuyên khoa vẫn đang tiến hành thực hiện căng chỉ nâng mũi cho khách hàng. Họ chỉ cần khoác lên mình chiếc áo bác sĩ, đứng tại một spa nhỏ cũng có thể thực hiện căng chỉ mũi. Tuy nhiên họ sẽ không thể đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn của ca căng chỉ. Đây chính là nguyên nhân khiến gia tăng các ca biến chứng cấy chỉ mũi.

Căng chỉ mũi bao lâu hết sưng và bầm tím

𝑪𝒉𝒂̆𝒎 𝒔𝒐́𝒄 𝒔𝒂𝒖 𝒄𝒂̆𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒏𝒂̂𝒏𝒈 𝒎𝒖̃𝒊

Yếu tố quyết định xem căng chỉ mũi bị sưng và bầm tím trong bao lâu. Thông thường, sau khi căng chỉ bác sĩ sẽ chỉ định cho khách hàng uống kháng sinh, kháng viêm để giảm thiểu các nguy cơ nhiễm trùng sau thủ thuật cấy chỉ. Bạn nên thực hiện tốt yêu cầu sử dụng thuốc được bác sĩ đưa ra để kiểm soát biến chứng thẩm mỹ, giảm thời gian sưng và bầm tím ở mũi.

Ngoài ra, sau khi căng chỉ nâng mũi bạn cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh va chạm mạnh hay đè nén vùng được thủ thuật bởi nó có thể khiến cho dáng mũi được định hình không chuẩn. Cần tránh các tư thế như cúi đầu sâu, nằm đè lên vùng da căng chỉ khi ngủ,… Điều này có thể gây ra một số tổn thương cho da như bầm tím nặng, chảy máu.

Lời khuyên dành cho bạn: Bạn thân mến, với trường hợp của bạn, đã tiến hành căng chỉ mũi được hơn 7 ngày nhưng vẫn bị sưng và bầm tím, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên dành thời gian tái khám. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hiện tượng sưng tím là phản ứng tự nhiên của cơ thể hay là dấu hiệu cảnh báo bất thường nào khác.

Ngay lúc này, bạn có thể chụp lại hình ảnh mũi của mình để gửi cho bác sĩ chuyên khoa của Dr.thaiha để được tư vấn chi tiết hơn. Trong trường hợp xấu nhất bạn có thể sẽ phải tiến hành thủ thuật lấy chỉ sinh học ra khỏi mũi để tránh biến chứng biến dạng và hoại tử mũi nhé.

Một lần nữa xin chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

  • 4:41 Chiều 09/12/2020
  • 3240 lượt xem
  • Administrator