Chụp MRI bảo hiểm y tế có hỗ trợ chi trả hay không? | Medlatec

Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ hiện nay được xếp vào một trong những phương thức chẩn đoán bệnh lý hiệu quả và chính xác nhất. Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của hầu hết mọi người chính là khi đi chụp MRI bảo hiểm y tế có hỗ trợ chi trả hay không bởi chi phí của phương pháp này khá cao.

21/02/2020 | Chụp MRI cần lưu ý những gì để đảm bảo kết quả chính xác? 20/02/2020 | Thời gian chụp MRI bao lâu và cần lưu ý gì khi chụp? 17/02/2020 | Chụp MRI bao nhiêu tiền và chụp ở đâu uy tín nhất hiện nay? 17/02/2020 | Phương pháp chụp MRI là gì và chụp MRI biết được bệnh gì?

1. Chụp MRI là gì?

Chụp MRI là viết tắt của Magnetic Resonance Imaging, có nghĩa là chụp cộng hưởng từ. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng sử dụng sóng radio và sóng từ trường. Dưới tác động của lớp sóng này, các nguyên tử hidro trong cơ thể người bệnh sẽ hấp thu và giải phóng năng lượng Radio Frequency.

Chụp MRI - phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiệu quả

Chụp MRI – phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiệu quả

Hệ thống máy chuyên dụng sẽ ghi lại tín hiệu trong quá trình chụp và tiến hành xử lý để đưa ra kết quả dưới dạng hình ảnh. Nhờ vào kỹ thuật hiện đại, hình ảnh thu được đều có độ tương phản tốt và có độ sắc nét cao. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể giúp dựng được hình ảnh 3D để bác sĩ dễ dàng quan sát được cấu trúc giải phẫu của bộ phận cần thăm khám.

Đặc biệt đối với việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến cột sống hay thần kinh thì chụp MRI là phương pháp được xem là có những đóng góp giá trị cao, vượt trội hơn hẳn so với chụp X-quang hay siêu âm.

2. Chụp MRI có những ưu nhược điểm gì?

2.1. Ưu điểm

– Hình ảnh được chụp từ nhiều chiều không gian và có thể tái tạo hình ảnh 3D hỗ trợ cho công tác chẩn đoán được chính xác hơn.

– Bệnh nhân không phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm bức xạ. Chụp MRI không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh bởi tần số sóng của cộng hưởng từ chỉ tương đương với sóng vô tuyến.

– So với phương pháp chụp cắt lớp, chụp MRI tỏ ra ưu thế hơn hẳn khi chụp mô mềm bởi cho ra hình ảnh với chất lượng tốt hơn.

– Hệ thống máy chụp cộng hưởng từ được tối ưu hóa nên không có tiếng ồn khó chịu, đồng thời thời gian chụp MRI cũng rất nhanh.

– Chất tương phản được sử dụng trong chụp MRI (nếu có) hầu như không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người chụp.

– Chụp MRI bảo hiểm y tế có hỗ trợ chi trả một phần.

Nhược điểm

– Là phương pháp hiện đại nhất hiện nay nên chụp cộng hưởng từ có chi phí thực hiện khá cao so với các phương pháp khác.

– Bệnh nhân mắc hội chứng sợ không gian hẹp, kín (hội chứng Claustrophobia) không thể thực hiện chụp MRI bởi bệnh nhân khi chụp sẽ phải nằm trong lồng kính.

– So với chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp thì chụp vỏ xương MRI không cho kết quả tốt bằng.

– Không áp dụng cho bệnh nhân cấy mô tai, cấy mô mắt hoặc có đặt máy tạo nhịp tim,…

– Trong phòng chụp cộng hưởng từ không thể sử dụng các thiết bị hồi sức.

Chụp MRI không áp dụng với những bệnh nhân mắc hội chứng sợ không gian kín và hẹp

Chụp MRI không áp dụng với những bệnh nhân mắc hội chứng sợ không gian kín và hẹp

3. Khi chụp MRI bảo hiểm y tế có hỗ trợ chi trả hay không?

Tùy thuộc vào từng bộ phận cần được thăm khám mà chi phí chụp cộng hưởng từ có thể khác nhau, nhưng thường sẽ dao động trong khoảng trên 1,8 triệu đồng. Rõ ràng đây không phải là một khoản tiền nhỏ, do đó chụp MRI bảo hiểm y tế có hỗ trợ không là vấn đề quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những gia đình có điều kiện kinh tế không được dư giả.

3.1. Chụp MRI bảo hiểm y tế có hỗ trợ hay không?

Theo như thông tư 15/2018/TT-BYT, nếu bạn có thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được hỗ trợ giảm giá đối với 88 dịch vụ tại tất cả các cơ sở y tế công lập. Trong đó có quy định cụ thể về những dịch vụ được áp dụng chính sách hỗ trợ bao gồm: chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang, siêu âm, cắt lớp, nội soi tai mũi họng, y học cổ truyền,…

Trong phụ lục III được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, có điều khoản quy định rõ ràng về việc bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả cho những phương pháp nào. Trong đó, liên quan đến chụp MRI bảo hiểm y tế có 2 mục như sau:

– Chụp MRI không sử dụng chất tương phản.

– Chụp MRI có sử dụng chất tương phản.

3.2. Các điều khoản trong luật bảo hiểm y tế liên quan đến chụp MRI

Về vấn đề hỗ trợ chi phí cho những người chụp cộng hưởng từ, luật bảo hiểm y tế năm 2014 đã quy định như sau:

– Bảo hiểm hỗ trợ đến 80% chi phí chụp MRI nếu bệnh nhân khám đúng tuyến.

– Bảo hiểm y tế hỗ trợ 32% chi phí chụp MRI nếu bệnh nhân khám trái tuyến.

– Bệnh nhân sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí chụp cộng hưởng từ nếu khám trái tuyến và đồng thời không điều trị tại bệnh viện chụp.

Có thể thấy, chụp MRI bảo hiểm y tế sẽ có chính sách hỗ trợ nếu việc chụp là do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể như đã nêu trên mà mức hỗ trợ chi trả sẽ là khác nhau.

Hiện nay, chụp MRI được xem là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất và cho ra kết quả chính xác nhất, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến cột sống hay thần kinh. Phác đồ điều trị chỉ có thể phát huy được tác dụng nếu công tác chẩn đoán được thực hiện chính xác. Đó chính là lý do vì sao chụp cộng hưởng từ được áp dụng một cách phổ biến.

Tuy nhiên, do chi phí chụp MRI tương đối đắt nên người bệnh không nên quá lạm dụng phương pháp này. Người bệnh cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ khi khám chữa bệnh bởi chụp MRI bảo hiểm y tế chỉ đồng ý hỗ trợ nếu là do bác sĩ chỉ định, tránh tự ý chụp MRI không cần thiết mà lại tốn kém.

Chụp MRI có được bảo hiểm hỗ trợ nhưng chỉ khi được bác sĩ chỉ định

Chụp MRI có được bảo hiểm hỗ trợ nhưng chỉ khi được bác sĩ chỉ định

Trên đây là một số thông tin về phương pháp chụp cộng hưởng từ. Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc của mình về chụp MRI cũng như bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho phương pháp này trong trường hợp nào.

Nếu có nhu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia y tế hàng đầu trong ngành giải đáp.