6 địa điểm du lịch tại Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận

Du lịch Đồi Cát Hồng tại Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận

du lịch Đồi Cát Hồng

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bình Thuận

Đồi cát hồng Mũi Né, một phần của Đồi Cát Bay – một bãi cát trải dài nhiều chục cây số và lan rộng từ Bình Thuận đến Ninh Thuận. Đồi hồng là điểm tham quan chính và được xem là đẹp nhất ở Mũi Né nằm trên đường DT706 ra Hòn Rơm. Thời điểm hợp lý để ngắm đồi cát hồng là lúc bình minh hoặc hoàng hôn, những thời điểm này nắng hầu như không có nên bạn có thể đi bộ hoặc chơi trượt cát, những khoảng thời gian khác đồi cát vô cùng nóng, không thích hợp để tham quan.

Du lịch Biển Cổ Thạch và bãi đá bảy màu tại Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận

du lịch Biển Cổ Thạch và bãi đá bảy màu

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bình Thuận

Từ thành phố Phan Thiết, theo Quốc lộ 1A, đi ngược về phía Bắc 90km, đến ngã ba thị trấn Liên Hương, rẽ trái men theo con đường đất đỏ, hai bên đường rì rào rừng phi lao là đến bãi biển Cổ Thạch, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Cũng như các bãi biển khác của Bình Thuận, biển Cổ Thạch trong vắt, xanh biếc với lượng sóng vừa phải nhưng nhanh và mạnh. Điều hấp dẫn nhất ở bãi biển là những bãi đá lung linh sắc màu. Bãi đá hình thành tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu, nước biển. Đá được đẩy từ lòng biển trồi nhô lên bờ. Đá có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, cảnh tượng kỳ thú nhất trong năm khi giữa trung tuần tháng 3 là khi toàn bộ đá được bao phủ một lớp rêu xanh thật đẹp và độc nhất vô nhị.

Du lịch Chùa Hang tại Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận

du lịch Chùa Hang

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bình Thuận

Chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang) tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), trong khu vực bãi biển Cổ Thạch. Chùa là một am nhỏ do thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế khai sơn năm 1835. Chùa qua nhiều đời được sửa sang và trùng tu, ngày nay nó đã trở nên rộng lớn hơn và khang trang hơn nên được đổi thành chùa Cổ Thạch.

Du lịch Cù Lao Câu tại Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận

du lịch Cù Lao Câu

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bình Thuận

Cù Lao Câu là một hòn đảo trẻ nổi lên giữa biển, cách bờ chừng 9km, có thể đến đảo từ nhiều điểm khác nhau như xã phước Thể, xã Vĩnh Hảo, xã Bình Thạnh hoặc từ Cà Ná. Tuỳ theo từng bến đi những trung bình ghe máy đi độ 40 phút sẽ đến đảo. Cù Lao Câu cách Phan Thiết khoảng 110 km về hướng Đông Bắc. Cù Lao Câu có chiều dài trên 1500 m và nơi rộng nhất gần 700m, nơi cao nhất hơn 7m. Từ đất liền nhìn ra trông như mộ chiến hạm lớn. Toàn đảo bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thù khác nhau, trông như những đàn thú với nhiều loại lớn nhỏ, thật là kỳ thú khi có điều kiện quan sát kỹ hết đảo. Lễ cúng lớn nhất ở Đền thờ thần Nam Hải trên Cù lao Câu là vào dịp rằm và 16 tháng Tư âm lịch hàng năm và tổ chức hát chèo bả trạo để tế Ngài.

Du lịch Gành Son tại Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận

du lịch Gành Son

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bình Thuận

Cái tên Gành Son có lẽ xuất phát từ những ngọn đồi hay gành có màu đỏ (màu son) rất đặc sắc. Gành Son thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách Tp Phan Thiết khoảng 80 km về phía bắc. Nơi đây có những ngọn đồi hay gành có màu đỏ (màu son) rất đặc sắc. Không chỉ thế, hình dáng của những dãy, hang núi cũng mang nhiều hình thù màu sắc lạ mắt. Biển Gành Son lại được ít người Việt Nam chú ý do nơi đây không phát triển du lịch. Thật ra nơi đây là một cái vịnh với bãi biển có nhiều bãi đá, có lẽ vì lý do này nên du lịch biển nơi đây không được phát triển . Tuy nhiên, vẻ đẹp của Gành Son vẫn có nét riêng mà phải đến tận nơi mới cảm nhận được.

Du lịch Tháp Po Dam tại Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận

du lịch Tháp Po Dam

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bình Thuận

Po Dam hay Pô Tằm là tên một nhóm tháp Chăm ở làng Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Tháp này xây để thờ vua Po Dam, hay còn gọi là Po Kathit (Bàn La Trà Duyệt) của người Chăm. Chưa xác định rõ thời gian xây dựng tháp nhưng qua so sánh về phong cách nghệ thuật, các nhà khảo cổ học chỉ tạm xác định tháp Po Dam cùng niên đại với các tháp phong cách Hòa Lai (Ninh Thuận), có thể ở cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9. Thế nhưng, khi đối chiếu với lịch sử Chăm Pa thì thấy niên đại trị vì của Po Dam là 1433 – 1460. Truyền thuyết Chăm kể rằng, đương thời đã có một cuộc thách đố về việc vua Klong Garai và Po Dam (khi ấy là quan đại thần) ai xây xong tháp trước, và Po Klong Garai đã chiến thắng. Po Dam hay Pô Tằm là tên một nhóm tháp Chăm ở làng Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Tháp này xây để thờ vua Po Dam, hay còn gọi là Po Kathit (Bàn La Trà Duyệt) của người Chăm. Chưa xác định rõ thời gian xây dựng tháp nhưng qua so sánh về phong cách nghệ thuật, các nhà khảo cổ học chỉ tạm xác định tháp Po Dam cùng niên đại với các tháp phong cách Hòa Lai (Ninh Thuận), có thể ở cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9. Thế nhưng, khi đối chiếu với lịch sử Chăm Pa thì thấy niên đại trị vì của Po Dam là 1433 – 1460. Truyền thuyết Chăm kể rằng, đương thời đã có một cuộc thách đố về việc vua Klong Garai và Po Dam (khi ấy là quan đại thần) ai xây xong tháp trước, và Po Klong Garai đã chiến thắng.