5 địa điểm du lịch tại Huyện Thanh Hà – Tỉnh Hải Dương

Du lịch Làng rối nước tại Huyện Thanh Hà – Tỉnh Hải Dương

du lịch Làng rối nước

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hải Dương

Một trong những nét văn hóa truyền thống của VIệt Nam xưa được lưu giữ và phát triển cho đến bây giờ. Làng rối nước ở Hải Dương bao gồm phường Thanh Hải, phương Bùi Thượng và phường Hồng Phong. Với mỗi phường thì lại có một nét đặc sắc riêng nhưng đều đem được nét văn hóa đặc trưng của đất nước nông nghiệp lúa nước đến với du khách trong và ngoài nước. Từ đó có thể tìm hiểu được những câu chuyện xoay quanh việc múa rối nước và các nét đẹp ngàn đời tại nơi đây.

Du lịch Chùa Bạch Hào tại Huyện Thanh Hà – Tỉnh Hải Dương

du lịch Chùa Bạch Hào

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hải Dương

Chùa Hào Xá hay Chùa Hào, ở làng Hào Xá, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương; được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là ngôi chùa có phong cảnh sông nước hữu tình xếp vào hàng độc đáo nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ngôi chùa hiện nay, có niên đại thời nhà Lý năm 1011, bao gồm Tiền đường 5 gian, Hậu cung 2 gian, Nhà tổ 3 gian. Tiền đường, được xây dựng theo kiểu chồng rường đấu sen. Các vì kèo đều có chạm khắc hoa lá, trúc hoá long, kỳ 4 thuât chạm bong kênh. Trong chùa, có nhiều hiện vật quý, trong đó, có hệ thống tượng Phật, bệ đá hoa sen thời Trần. Đặc biệt, có 10 bia đá ghi lại công lao của 3 vị cư sĩ, trong đó, có 3 bia đá thời Lê, 7 bia đá thời Nguyễn, vườn tháp 7 mộ sư, có ao cá, vườn cây ăn quả. Lễ hội chùa hằng năm được tổ chức từ ngày 4-6 tháng Giêng âm lịch. Trong hội lễ, có tổ chức bơi trải trên sông nước trước cửa chùa, hết sức đông vui và náo nhiệt. Di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1993.

Du lịch Lễ hội Đình Bầu tại Huyện Thanh Hà – Tỉnh Hải Dương

du lịch Lễ hội Đình Bầu

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hải Dương

Hội Đình Bầu thuộc thôn Nhan Bầu là một vùng đất trù phú, có truyền thống hiếu học. Thời phong kiến thôn thường có nhiều người đỗ cử nhân, tú tài, làm quan hoặc mở trường dậy học, nhiều người có tài thơ văn, góp phần tạo nên một miền quê văn hiến. Trai gái thôn Bầu có tài ca hát các làn điệu dân ca như: trống quân, sa mạc, đò đưa, ca trù…, lại được rèn luyện trong các lễ hội nên ứng đối rất nhanh. Thông thường những người tham gia hát đúm là thanh niên nam nữ, họ muốm tham gia hát đối đáp mà tìm hiểu nhau, thể hiện tâm tư tình cảm qua lời hát, nhưng khả năng sáng tác thường có hạn, vì thế mà mỗi bên hát cần những người xui- tương tự như cố vấn nghệ thuật. Những người này có tri thức văn hoá dân gian uyên thâm, thuộc nhiều thơ ca, từng tham dự nhiều hội hè đình đám, am hiểu nhiều luật tục, có kinh nghiệm sáng tác trong hát đối đáp kịp thời.

Du lịch Chùa Động Ngọ tại Huyện Thanh Hà – Tỉnh Hải Dương

du lịch Chùa Động Ngọ

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hải Dương

Chùa Đồng Ngọ là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Chùa Đồng Ngọ là một trong hai ngôi chùa cổ nhất của Hải Dương. Quốc sư Khuông Việt đã xây dựng chùa này vào năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng. Với những ai lâu ngày không trở lại chùa, thì lần hội ngộ này sẽ thấy một chùa mới mẻ hơn nhưng vẫn cổ kính, bởi vì kiến trúc ngôi chùa phần nào đã được nhà sư Thích Thanh Thắng, chủ trì chùa chỉnh trang thêm, biến nơi đây thành bảo tàng đá độc đáo nhất huyện Thanh Hà.

Du lịch Khu du lịch sinh thái sông Hương tại Huyện Thanh Hà – Tỉnh Hải Dương

du lịch Khu du lịch sinh thái sông Hương

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hải Dương

Khu du lịch sinh thái sông Hương thuộc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tuyến sông Hương của Thanh Hà có tổng chiều dài 21,5km, đi qua địa phận 10 xã, thị trấn trên địa bàn và được đánh giá là trong sạch nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Sông chảy vào trong lòng huyện và gần như chia đôi huyện thành hai phần là Đông bắc và Tây nam. Từ đây, lại có hàng trăm kênh mương nhỏ nối sông Hương với sông mẹ Thái Bình và sông Rạng. Hàng năm, mỗi khi nước về lại bồi đắp cho vùng ven sông Hương một lượng phù sa màu mỡ, trên các bãi phù sa, người dân trồng các loại cây ăn quả như vải thiều, đu đủ, nhãn, na, ổi, bưởi, chuối… phủ xanh bạt ngàn. Ngoài ra, hệ thống sông, kênh, mương cũng tạo nên những thứ đặc sản sông nước như rươi, cáy, thủy sản sông Hương…