Những điểm du lịch nổi tiếng Lạng Sơn

MẪU SƠN

Mẫu Sơn Mẫu Sơn

Gần 100 năm trước, người Pháp đã phát hiện ra Mẫu Sơn như một viên ngọc được giấu kín giữa rừng già và biến đỉnh núi linh thiêng này thành khu du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng. Xuất phát từ thành phố Lạng Sơn đi 15km rẽ theo quốc lộ 4B hướng Lạng Sơn – Lộc Bình đến ngã ba Mẫu Sơn, từ đây du khách sẽ phải chinh phục đoạn đường lên núi dài 15km gian nan và khó khăn với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục, những tay lái cừ khôi nhất cũng chỉ dám đi với tốc độ 15 – 20 km/h.

CỬA KHẨU TÂN THANH

Cửa khẩu Tân Thanh Cửa khẩu Tân Thanh

Tân Thanh (Việt Nam) – Pò Chài (Trung Quốc). Đây là một trong 4 cửa khẩu chính của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (cùng với cửa khẩu Hữu Nghị, Cốc Nam và Chi Ma), mang về nguồn thu ngân sách khổng lồ hàng năm (năm 2009 đạt 1.953 tỷ đồng và năm 2010 là 2.511 tỷ đồng).

THUNG LŨNG BẮC SƠN

Thung lũng Bắc Sơn Thung lũng Bắc Sơn

Thung lũng Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội 160km về phía Bắc, ở độ cao từ 500-1200m so với mực nước biển. Về phía Bắc, thung lũng Bắc Sơn giáp huyện Bình Gia, phía đông là Văn Quán, phía nam giáp Hữu Lũng, phía tây giáp với tỉnh Thái Nguyên

ĐỘNG NHỊ THANH

Động Nhị Thanh Động Nhị Thanh

Là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ. Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giác thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân

THÀNH NHÀ MẠC

Di tích Thành nhà Mạc Thành Nhà Mạc

Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê – Trịnh.

ĐỀN KỲ CÙNG

Đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Đền Kỳ Cùng

Đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa.Đền Kỳ Cùng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hiện là nơi thu hút rất đông đảo bà con khách thập phương đến tham quan du lịch và cúng lễ.

CHỢ ĐÔNG KINH

Chợ Đông Kinh Chợ Đông Kinh

Đến Lạng Sơn mà không đi chợ thì chưa biết Lạng Sơn. Đó là câu cửa miệng của nhiều người trong cuộc “rong chơi” đến vùng biên cực kỳ hấp dẫn này. Một trong những lựa chọn của rất nhiều du khách đấy là chợ Đông Kinh, Trung tâm thương mại lớn nhất ở thành phố Lạng Sơn.

CHỢ KỲ LỪA

Chợ Kỳ Lừa Chợ Kỳ Lừa

Chợ đã có từ hàng trăm năm nay, là một trung tâm mua bán sầm uất của nhân dân trong vùng cũng như khách ngoài tỉnh và các vùng lân cận. Chợ Kỳ Lừa nổi tiếng từ xưa đến nay, vì vậy du khách đến Lạng Sơn ai cũng rẽ vào chợ Kỳ Lừa để biết, để chiêm ngưỡng và mua vài món quà kỷ niệm cho chuyến đi.

ĐỘNG TAM THANH

Động Tam Thanh Động Tam Thanh

Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Ý của bài thơ là: « Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu ». Trong động có tượng Phật A – di – đà và nhiều nhũ đá ngoạn mục.

ẢI CHI LĂNG

Ải Chi Lăng Ải Chi Lăng

Với quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm hiếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của Thăng Long xưa kia trước những cuộc viễn trinh của quân xâm lược phương Bắc. Ải Chi Lăng – vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang

NÚI TÔ THỊ

Núi Tô Thị Núi Tô Thị

Trên đỉnh núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa. Từ xưa, tảng đá hình người đã được gắn với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng chờ chồng đi đánh trận Phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Vì thế nên người đời cững gọi tảng đá là nàng Tô Thị. Nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Nhị, Tam Thanh, truyền thuyết về Nàng Tô Thị đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam thiên nhiên đã tạo ra hình tượng người mẹ ôm con đứng chờ chồng trên đỉnh núi cao như một biểu tượng của lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

NHÀ THỜ CHÁNH TÒA LẠNG SƠN

Nhà thờ chánh tòa Lạng Sơn Nhà thờ chánh tòa Lạng Sơn

Kiến trúc nhà thờ được kết hợp bởi kiểu nhà sàn các dân tộc Miền núi phía Bắc và bộ mái cong kiểu cung đình Việt Nam. Có diện tích chiều ngang 30m và sâu 25m cả hành lang, có ba lối để lên sàn nhà thờ, nhà thờ có hai mái bộ xếp lên nhau khoảng cách bằng một bức tranh kính mầu, mái trên tượng trưng cho Trời, mái dưới tượng trưng cho Con Người, sàn móng vuông tượng trưng cho Đất, theo quan niệm Thiên, Địa, Nhân, Hoà, nghĩa là con người được hoà giải với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô qua Mầu Nhiệm Thập giá.