Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?- Tâm Bình

Nhiều người khi thấy hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái không khỏi hoang mang lo lắng không biết mình đang mắc bệnh gì. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp mọi người giải đáp được thắc mắc trên.

1. Hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là gì?

Nổi cục cứng ở bụng là hiện tượng khá nhiều người gặp phải khi bụng xuất hiện tình trạng căng cứng, sờ thấy cục cứng ở bụng kèm theo cảm giác khó chịu, ấn vào đôi lúc có cảm giác đau. Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là cảm giác căng cứng, sờ bụng dưới có cục cứng có thể cảm nhận được như quả bóng bàn, nhỏ hoặc lớn hơn, đôi khi “cục cứng” này di chuyển dọc theo khung đại tràng. Đó có thể là các khối u ở đường ruột hoặc nhân xơ xuất hiện dưới lớp mỡ, u mỡ hoặc cũng có thể chỉ là do nhu động ruột bị kích thích khi táo bón…

Hiện tượng này thường đi kèm thêm các triệu chứng như đau bụng từng cơn đến đau quặn thắt, chướng bụng, đầy hơi. Vị trí nổi cục cứng có thể phát hiện ra các bệnh lý liên quan.

2. Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Việc nổi cục cứng ở bụng có thể liên quan tới nhiều bệnh lý, cụ thể:

2.1. Hiện tượng tăng co thắt ruột

Đau bụng dưới bên trái kèm nổi cục cứng sau đó mất đi nhiều khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa nhiều khả năng do tăng co thắt ruột. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có thể do tăng kích thích hoạt động hệ thần kinh thực vật hoặc do thức ăn, nhiễm trùng hoặc có sự tắc nghẽn ở bụng dưới bên trái.

2.2. U xơ tử cung

U xơ tử cung là dạng bệnh thường gặp ở nữ giới do sự mất cân bằng nội tiết tố Estrogen. Hormone này quyết định tới các khối u, gây nên đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt. Giai đoạn khi nổi cục cứng ở bụng bằng quả trứng vịt là u xơ đã phát triển to, cơ thể cảm thấy nặng nề, khó chịu.

Nổi cục cứng ở bụng dưới khi mang thai do u xơ tử cung giai đoạn nặng có thể khiến sảy thai hoặc sinh non do áp lực từ u xơ gây nên.

2.3. U nang buồng trứng

Nếu nổi cục cứng ở bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác như rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có màu đen và vón cục to, có thể bạn đã mắc phải u nang buồng trứng.

2.4. Viêm đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích)

Nếu hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái và có thêm dấu hiệu đau bụng, rối loạn phân thì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích.

Ngoài vị trí nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái, hiện tượng này còn có thể nổi lên ở bụng dưới bên phải hoặc bụng nổi cục trên rốn…

3. Nổi cục cứng ở bụng dưới bên phải là bệnh gì?

Tình trạng này có thể là dấu hiệu nhận biết của ung thư hoành kết tràng, có thể sờ thấy cục cứng ở bụng, kích thước to nhỏ khác nhau, sờ bên ngoài có cảm giác cục u giống như đốt dây thừng, có thể di động.

Giai đoạn muộn những cục cứng này thường cố định và xuất hiện hiện tượng đau quặn, cơ bụng co cứng.

4. Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái – Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bụng nổi cục cứng trong thời gian dài và gây cảm giác khó chịu, không rõ nguyên nhân bạn nên chủ động thăm khám kịp thời để các bác sĩ tiến hành chẩn đoán, phát hiện bệnh và có hướng điều trị. Cụ thể:

– Nôn, tiêu chảy, đau quặn từng cơn

– Bụng nặng nề khi căng thẳng kèm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu kéo dài.

– Trong trường hợp nghi ngờ cục cứng do các bệnh u xơ cổ tử cung, bạn nên chú ý tới các triệu chứng ra nhiều khí hư, tiểu buốt, kinh nguyệt kéo dài trên hai tuần, cảm giác đau bụng, đau lưng đan xen.

5. Chẩn đoán

Sau khi tiến hành chẩn đoán lâm sàng về bệnh sử, triệu chứng, thời điểm xuất hiện nổi cục cứng ở bụng, các bác sĩ sẽ xác định sơ bộ cơ quan hay cấu trúc nào bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, để phán đoán chuẩn xác hơn, các xét nghiệm hình ảnh học thường được chỉ định để xem kích thước, vị trí khối u cũng như xác định bản chất của cục cứng trong bụng. Các phương pháp này bao gồm chụp X-quang bụng, siêu âm bụng, chụp CT ổ bụng, nội soi….

Đối với trường hợp xác định dấu hiệu viêm nhiễm có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu nếu nghi ngờ phụ nữ có u nang buồng trứng.

6. Cách điều trị tình trạng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái

6.1. Điều trị theo bệnh lý

Tùy thuộc vào các bệnh lý gây nên nổi cục u ở bụng dưới bên phải hay bên trái mà có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hay chăm sóc đặc biệt.

Trong trường hợp mắc các bệnh lý thông thường có thể xử lý bằng thuốc Đông, Tây y.

Đối với trường hợp các cục cứng là những khối u, các bác sĩ sẽ lựa chọn nên dùng thuốc điều chỉnh hormone hay phẫu thuật lấy bỏ khối u, các phương pháp làm co rút khối u hoặc hóa trị, xạ trị.

Ngoài ra, đối với bệnh viêm đại tràng co thắt, đây là tình trạng rất dễ gặp, có tới 15-20% dân số mắc bệnh này. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) vẫn chưa được làm rõ. Các yếu tố ăn uống và căng thẳng, theo các bác sĩ chỉ ra đây đều là nhân tố góp phần làm nặng thêm các triệu chứng bệnh chứ không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh.

Vì vậy bạn nên ‘bỏ túi’ một số bài thuốc dân gian trong trường hợp nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái do nghi ngờ viêm đại tràng co thắt.

6.2. Một số bài thuốc dân gian chữa hiện tượng nổi cục cứng do viêm đại tràng co thắt

Người mắc đại tràng co thắt thường thấy có các triệu chứng thường gặp như đau bụng, khó chịu ở vùng bụng, chướng hơi, rối loạn phân, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ. Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh là sờ thấy có nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái.

Dựa vào các biểu hiện bệnh, mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống táo bón, giảm co thắt đường ruột, cầm tiêu chảy, chống xì hơi…

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian và sử dụng những thảo dược lành tính để chữa bệnh hội chứng ruột kích thích.

Cụ thể:

  • Bài thuốc từ cây lược vàng: Nhai sống lá lá vàng trước bữa ăn, ngày ba lần hoặc hãm lá lược vàng để uống nhiều lần trong ngày.
  • Bài thuốc từ hoa chuối: Bạn có thể sử dụng 10g hoa chuối, 30g gạo và một quả tim lợn hầm chín.
  • Củ riềng chữa hội chứng ruột kích thích: Sắc uống 20g riềng tươi và 20g lá lốt để sử dụng thay nước lọc.
  • Bài thuốc chữa từ củ sen bằng cách nấu cháo củ sen với gạo tẻ, đậu ván giúp điều hòa hoạt động của dạ dày và đại tràng.
  • Áp dụng bài thuốc từ lá mơ lông bằng cách tráng trứng hoặc xay lá mơ lông lấy nước uống giúp thanh nhiệt giải độc.

7. Hỗ trợ giảm triệu chứng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái do Viêm đại tràng co thắt (IBS) bằng Đại tràng Extra Tâm Bình

hỗ trợ giảm nổi cục cứng ở bụng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích từ Đại tràng Extra Tâm Bình

Hội chứng ruột kích thích gây ra triệu chứng điển hình là nổi cục cứng ở bụng khiến người bệnh khó chịu, ăn uống không tiêu. Để điều trị Hội chứng ruột kích thích chủ yếu làm giảm triệu chứng bằng các loại thuốc chống co thắt, giảm đau trong trường hợp người bệnh gặp phải các cơn đau quặn bụng. Tuy nhiên thuốc tây có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, đầy bụng, buồn nôn… Do đó, để hỗ trợ cải thiện triệu chứng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.

Đại tràng Extra Tâm Bình kế thừa và phát huy công thức của Đại tràng Tâm Bình – Hàng Việt Nam chất lượng cao, bổ sung 2 tinh chất Nanocurcumin và Immunecanmix giúp:

– Hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, phân sống

– Hỗ trợ kích thích tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc đại tràng

Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam Uy tín.

8. Lời khuyên của chuyên gia

Theo ThS.Bs Nguyễn Thị Hằng, ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái, người bệnh nên tới các bệnh viện, cơ sở khám bệnh uy tín để kiểm tra, thăm khám.

Tại đó, các y bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kết hợp siêu âm, làm xét nghiệm cụ thể để đưa ra chẩn đoán chính xác và chỉ định hướng điều trị phù hợp.

Ngoài ra, mỗi người cần xây dựng cho mình một lối sống khỏe mạnh, chế độ ăn uống khoa học và rèn luyện thể thao mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nổi cục ở bụng dưới bên trái. Nếu bạn gặp phải tình trạng này nên cẩn thận theo dõi và tiến hành thăm khám điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp, bạn có thể liên hệ qua số hotline 0865 344 349 để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

  • Mách bạn 5 cách chữa đầy bụng dân gian chỉ trong “một nốt nhạc”
  • Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  • Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Recommended For You