Cố đô Huế ở đâu? Được hình thành và phát triển như thế nào?

Huế được biết đến là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày lịch sử văn hóa lâu đời và những cảnh quan thiên nhiên say đắm lòng người được nhắc nhiều trong các tác phẩm thơ văn và âm nhạc Việt Nam. Vậy cố đô Huế ở đâu? Được hình thành và phát triển như thế nào?

Cố đô Huế là gì?

Từ năm 1802 Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam, thời đó sau khi vua Gia Long tức Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho thời nhà Nguyễn – Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Vào năm 1945 Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam khi vua Bảo Đại thoái vị.

Vị trí địa lý

Trong khoảng thời gian gần 400 năm (1558 – 1945), cố đô Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, trở thành Kinh đô của triều đại Tây Sơn và Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Khi nhắc đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những cung điện nguy nga vàng son, đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm đầy vẻ uy nghiêm, các danh lam cổ kính… Cố đô Huế hay quần thể di tích cố đô Huế Nằm ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận Tp. Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cố đô Huế do triều Nguyễn chủ trương xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20.

Quần thể di tích Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách hài hòa với kiến trúc thành quách phương Đông. Được khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn thành vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.

Với những giá trị mang giá trị văn hóa lâu đời của mình, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.

co-do-hue-o-dau-duoc-hinh-thanh-va-phat-trien-nhu-the-nao-h1

Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.

Click ngay Kiến trúc Cố đô Huế: Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Việt để biết điều gì tạo nên đặc sắc trong kiến trúc kinh thành Huế

Qúa trình hình thành và phát triển

Năm 1306, sau hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần phía bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện. Năm 1636, phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 thì dời về Phú Xuân – thành Nội Huế ngày nay. Những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ “Đàng Trong”. Cho đến năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.

co-do-hue-o-dau-duoc-hinh-thanh-va-phat-trien-nhu-the-nao-h2

Cố Đô Huế

“Khách du lịch Ngất ngây” khám phá khu nghỉ dưỡng Angsana Lăng Cô Huế, nơi này có gì đặc biệt?

Cố đô Huế lúc đó có vai trò cực kỳ quan trọng của một trung tâm đầu não về mặt chính trị của cả nước. Một triều đình được xây dựng rất công phu và đứng đầu là các vị vua chuyên chế các bộ máy và các hạng mục đền đài trong kinh thành cũng đã được thiết kế và ổn định.

Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng tại đây kinh thành đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.

Ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, 3 tòa thành này được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

Mỗi một lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và quá trình tịnh vị của chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long tuy mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp; lăng Minh Mạng được tôn tạo khéo léo thể hiện uy nghi giữa rừng núi hồ ao, ông là chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm thể hiện sự u uẩn giữa chốn đồng không quạnh quẽ; lăng Tự Ðức thơ mộng trữ tình…

Quần thể di tích Cố đô Huế UNESCO được công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định phần nào giá trị mang tính toàn cầu của nơi này. Quần thể di tích Cố đô Huế mang nét tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, đặc biệt là ở nơi này có những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng. Cố đô Huế cũng là biểu trưng cho quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng vẻ vang cùng các sự kiện trọng đại có ảnh hưởng lớn đến các danh nhân lịch sử của dân tộc.

Recommended For You