Diện tích chùa Tam Chúc là bao nhiêu? cẩm nang đi chùa Tam Chúc

Danh hiệu ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới thuộc về chùa Tam Chúc ở thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Tuy nhiên, bạn đã biết Diện tích chùa Tam Chúc là bao nhiêu chưa? Tham khảo ngay những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây cùng Lead Travel nhé.

Giải đáp Diện tích chùa Tam Chúc là bao nhiêu?

đình Tam Chúc thờ Thái hậu Dương Thị Nguyệt
đình Tam Chúc thờ Thái hậu Dương Thị Nguyệt

Khu du lịch tâm linh Tam Chúc – Ba Sao có tổng diện tích lên đến 5.100 ha, diện tích vùng lõi là 4.000 ha, trong đó có gần 1000 ha hồ nước, 3000 ha núi đá vôi và rừng tự nhiên, có hàng nghìn thung lũng, núi và các công trình kiến trúc độc đáo đạt nhiều kỷ lục Guiness.

Khu du lịch sẽ phát triển 6 khu chức năng gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao.

Chùa Tam Chúc dự kiến với khoảng thời gian thi công là 30 năm với tổng đầu tư lên tới gần 11.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2020, chùa Tam Chúc vẫn đang trong quá trình thi công một số hạng mục nhưng vẫn mở cửa cho du khách đến tham quan, vãn cảnh.

Chùa Tam Chúc được chọn là nơi tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2019.

Giải đáp về tên chùa “Tam Chúc”

báo giá tour trọn gói Tam Chúc 1 ngày chỉ từ 420.000đ/ người
báo giá tour trọn gói Tam Chúc 1 ngày chỉ từ 420.000đ/ người

Chùa Tam Chúc hiện nay được xây dựng bên cạnh ngôi chùa Tam Chúc cổ có niên đại từ thời nhà Đinh. Lí giải về tên Tam Chúc, gắn liền với truyền thuyết “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”. Trước kia trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.

Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

Chùa Tam Chúc cách Hà Nội bao nhiêu km?

điện tam thế chùa Tam Chúc
điện tam thế chùa Tam Chúc

Từ trung tâm Hà Nội, du khách chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng di chuyển bằng ô tô đến chùa Tam Chúc với quãng đường hơn 60 km. Du khách di chuyển bằng phương tiện riêng theo đường quốc lộ 1A qua cầu Giẽ là tới Hà Nam, sau đó đi theo QL21B thêm khoảng 12km nữa là tới thị trấn Ba Sao. Bạn di chuyển thêm khoảng một đoạn là đến cổng Tam Quan chùa.

Du khách cũng có thể chọn đi Tam Chúc bằng xe bus, xe khách. Từ bến xe Giáp Bát – thành phố Phủ Lý – thị trấn Ba Sao, Kim Bảng để đến chùa. Giá vé xe khách từ 60.000đ/ lượt, giá vé xe bus chỉ 30.000đ/ khách.

Bạn cũng có thể chọn di chuyển bằng xe Limousine du lịch chuyên tuyến Hà Nội – Phủ Lý với giá từ 90.000đ/ khách. Sau đó bạn bắt taxi hoặc xe ôm vào chùa Tam Chúc.

Tuy nhiên, với những cách di chuyển này, du khách sẽ mất khá nhiều thời gian, dễ gây mệt mỏi. Bạn có thể chọn các gói tour du lịch Tam Chúc Hà Nam 1 ngày khuyến mại của chúng tôi.

Hành trình tham quan chùa Tam Chúc – những kỷ lục đặc biệt

Diện tích chùa Tam Chúc
Diện tích chùa Tam Chúc hơn 5100 ha, đạt kỉ lục ngôi chùa lớn nhất thế giới

Từ cổng Tam Quan, du khách tham quan, lễ bái qua Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni, điện Quan Âm, chùa Ngọc (ngôi chùa cao nhất trong hệ thống chùa Tam Chúc, tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh), đình Tam Chúc… cùng nhiều công trình khác. Ngôi chùa hiện nay sở hữu nhiều hiện vật quý nổi tiếng cùng nhiều kỷ lục thế giới như Phiến đá Thiên Thạch Mặt Trăng từ vũ trụ rơi xuống sa mạc Sahara, cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề hơn 2 nghìn tuổi tại Sri Lanka, bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông nam Á tại điện Pháp Chủ…

Đặc biệt, chùa Ngọc Tam Chúc được xây dựng từ các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn.

Bốn bức tường tại Điện Pháp Chủ được ghép từ 1200 bức phù điêu tạc bằng đá núi lửa Indonesia ghi lại cuộc đời của Đức Phật từ khi Ngài sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn.

Vườn Kinh là nơi được phục dựng Cột kinh tại Chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Mỗi cột Kinh nặng 200 tấn, tạc bằng đá xanh Thanh Hóa, trên thân cột khắc những lời Phật dạy.

Điện Tam Bảo: Điện Tam Bảo có diện tích rất lớn lên đến 5100 m2 và có thể chứa được cùng một lúc khoảng 5000 người. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật được làm bằng đồng, mang ý nghĩa của quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng.

Du khách có thể chọn tham quan hồ Lục Nhạc trên du thuyền ngay trước cổng chùa; đi tham quan Đình Tam Chúc như hòn đảo nhỏ nổi giữa hồ.

Hay nghe các sư giảng kinh, giảng đạo, vấn đáp tại chùa… hiểu thêm về Phật pháp, cõi Niết Bàn hay về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni…

Giá dịch vụ tại chùa Tam Chúc

du lịch chùa Tam Chúc
du lịch chùa Tam Chúc 1 ngày

Vé tham quan chùa Tam Chúc: miễn phí

Vé xe điện90.000đ/ 1 người/ khứ hồi

Vé gửi xe máy: 15.000đ; vé gửi ô tô: 40.000đ.

Vé đi du thuyền hồ Tam Chúc + vé xe điện 1 chiều : 200.000đ/ lượt/ khách.

Một số lưu ý cho du khách khi đi du lịch Tam Chúc

kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc
kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc -những lưu ý dành cho du khách

Nên chọn du lịch Tam Chúc vào ngày nào? Vào những ngày đầu năm hoặc ngày đại lễ, lượng du khách về tham quan chùa Tam Chúc rất đông, du khách nên tránh đi vào những ngày cuối tuần. Bạn có thể chọn vãn cảnh Tam Chúc vào mùa thu hoặc đầu hè với thời tiết mát mẻ, dễ chịu hơn.

Đa phần du khách ở các tỉnh thành gần đều chọn du lịch Tam Chúc 1 ngày. Nếu từ nơi xa đến, du khách nên chọn chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm kết hợp vãn cảnh Tam Chúc và chiêm bái các ngôi chùa cổ ở Hà Nam linh thiêng khác.

Trang phục: Thời tiết Hà Nam mang đặc trưng của thời tiết miền Bắc, du khách nên chuẩn bị quần áo theo mùa cho phù hợp. Cần lưu ý chọn những bộ đồ lịch sự, kín đáo khi vào chùa.

Chuẩn bị đồ lễ: Khi đi chùa Tam Chúc, bạn cần đặc biệt lưu ý không nên mang theo đồ mặn, sống mà nên chuẩn bị lễ chay, ngọt, tuyệt đối không mang tiền vàng âm phủ vào chùa. Nên chuẩn bị đồ lễ từ nhà cho tiết kiệm.

Khi tham quan chùa, tuyệt đối không sờ hay vẽ, đánh dấu lên các hiện vật, công trình… gây mất mĩ quan. Với những gia đình mang theo trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu ý.

Khoảng cách từ cổng đến khu điện chính chùa Tam Chúc là 3km, du khách có thể chọn đi bộ hoặc di chuyển bằng xe điện. Nếu đi vào ngày lễ, du khách nên mua vé xe điện 2 chiều để tránh phải xếp hàng 2 lần.

Kinh nghiệm ăn uống – lưu trú gần chùa Tam Chúc

khách sạn Phủ Lý
đa phần du khách đều lựa chọn lưu trú tại khách sạn Phủ Lý

Hiện nay, gần chùa Tam Chúc đã khá phát triển các khu nhà hàng, địa điểm lưu trú dành cho du khách về Tam Chúc lễ bái, tham quan. Bạn có thể tham khảo một số nhà hàng dưới đây :

Nhà hàng gần chùa Tam Chúc: Nhà hàng Tam Chúc Ba Sao ( 0389923745), nhà hàng Gia Đình ( 0962572100), nhà hàng Lá Cọ 2 ( 0387187777), nhà hàng Duy Hải (03556618616)… những nhà hàng này được đánh giá tốt về sự sạch sẽ cũng như món ăn ngon, đầy đủ. Bạn có thể chọn đặt suất cơm chay hoặc cơm thường với mức giá từ 120.000đ với khách đoàn.

Lưu trú ở Hà Nam: Hiện nay, các khách sạn ở khu du lịch Tam Chúc đang trong quá trình hoàn thành,đa phần du khách thường chọn lưu trú tại thành phố Phủ Lý. Một số khách sạn tốt ở Phủ Lý như khách sạn Mường Thanh (4 sao), khách sạn Inco 515.9 (3 sao), khách sạn Laga (2 sao), khách sạn Bình Minh, khách sạn Hòa Bình, khách sạn Omerta…

Bạn còn thắc mắc gì về du lịch Hà Nam? Hay cần tư vấn thêm về dịch vụ tour du lịch trọn gói tham quan chùa Tam Chúc như lịch trình, phương tiện di chuyển, hành trình tham quan?

Tham khảo ngay CÁC TOUR DU LỊCH HÀ NAM KHUYẾN MẠI và liên hệ theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218.

Chúc quý khách có chuyến du lịch trọn vẹn nhất!