Chùa Diệu Pháp – Nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh

Chùa Diệu Pháp, địa điểm tâm linh trong lòng Sài Gòn tấp nập, nhộn nhịp. Nơi đây không chỉ được biết đến là một ngôi chùa chuyên hành hương khấn phật, người ta còn tìm đến nơi đây để chia sẻ khó khăn, thiếu thốn với những mảnh đời bất hạnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngôi chùa vô cùng đặc biệt này nhé.

  • Khám phá Chùa Giác Lâm- Nơi tâm hồn được bình yên
  • Chùa Xiêm Cán – Điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với Bạc Liêu
  • Chùa Khỉ- Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất tại Vũng Tàu

1. Giới thiệu về chùa Diệu Pháp Bình Thạnh

Chùa Diệu Pháp là ngôi chùa có niên đại khá lâu đời tại Sài Gòn. Tuy nhiên, tại Đồng Nai và Đà Nẵng cũng có những ngôi chùa mang tên Diệu Pháp, cho nên các bạn nên lưu ý về địa điểm của những ngôi chùa này.

Để tránh bị nhầm lẫn, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thông tin về chùa Diệu Pháp quận Bình Thạnh.

chùa Diệu Pháp Bình Thạnh

2. Chùa Diệu Pháp địa chỉ ở đâu?

Chùa Diệu Pháp nằm tại số 188 Nơ Trang Long – P13 – Q.Bình Thạnh – thành phố Hồ Chí Minh (hay còn gọi là Sài Gòn).

Chùa Diệu Pháp không chỉ được biết đến là một nơi tâm linh mà còn được biết đến là một mái ấm tình thương.

Là nơi cưu mang những trẻ em cơ nhỡ những người già neo đơn không nơi nương tựa.

3. Đường đi chùa Diệu Pháp Bình Thạnh

Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh quận 1, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến tham quan và làm từ thiện tại chùa chỉ mất khoảng chục cây số.

Dưới đây là các cách di chuyển đến chùa Diệu Pháp.

Cách 1: từ quận 1 du khách đi theo đường Pasteur – đường Phùng Khắc Khoan – di chuyển đến Điện Biên Phủ tại Đa Kao – rẽ vào Đinh Tiên Hoàng – Nơ Trang Long – tìm vào Bình Lợi – hỏi đường đến phường 13 – tìm đến hẻm số 106 Bình Lợi là đến được chùa Diệu Pháp.

đường đi chùa diệu pháp bình thạnh
Đường đi chùa Diệu Pháp Bình Thạnh

Với cách đi này chỉ mất khoảng hơn 20 phút chạy ô tô hoặc xe máy là du khách có thể đến được chùa.

Cách 2: di chuyển theo hướng quốc lộ 13. Từ quận 1 – di chuyển lên Lê Duẩn – Điện Biên Phủ tại Đa Kao – di chuyển lên quốc lộ 13 – Nguyễn Xí tại phường 13 – rẽ vào hẻm 1 Nơ Trang Long – hẻm 106 Bình Lợi.

Cách 3: cách này thì phải đi khoảng 10 cây số, tuy nhiên đường này rất vắng xe nên du khách không sợ bị tắc đường.

Từ quận 1 – di chuyển lên Pasteur – đi đến Hai Bà Trưng ở phường 8 – đi theo hướng Nguyễn Kiệm vào Phạm Văn Đồng.

Tiếp tục đi đến Nguyễn Xí tại phường 13 – tiếp tục vào hẻm 1 Nơ Trang Long tìm hẻm 106 Bình Lợi là tìm đến chùa.

4. Lịch sử hình thành chùa Diệu Pháp quận Bình Thạnh

Chùa Diệu Pháp được hình thành và xây dựng vào năm 1964 do cố hòa thượng Thích Tâm Khai khai sáng ra.

Trong những năm đầu hình thành, chùa Diệu Pháp không chỉ là chốn tâm linh mà còn là nơi nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng.

Ban đầu, chùa vẫn còn đơn sơ chỉ với một nhà chánh điện nhỏ, bao quanh toàn sông nước và cây cỏ.

chùa diệu pháp đồng nai
Hình ảnh chùa Diệu Pháp

Năm Mậu Thân năm 1968, dưới sự khốc liệt của chiến tranh, chùa đã đã bị san bằng chỉ còn là một đống đổ nát giữa thành phố Sài Gòn bom đạn.

Sau đó, sư trụ trì cùng các hòa thượng dùng ý chí và sức lực các sư trong chùa đã tự xây dựng lại ngôi chùa Diệu Pháp.

Kể từ khi được xây dựng lại cho đến năm 1972 chùa mới được tiến hành trùng tu lần đầu xong vẫn chưa kiên cố.

Khi chiến tranh kết thúc, từ sau năm 1975 vị trụ trì đã tiếp tục tu sửa chùa và cho xây dựng thêm khu nhà .

Làm nơi nuôi dưỡng các mẹ già không nơi nương tựa vào năm 1992 và được đặt tên là “Mái ấm tình người”.

Từ đó cho đến nay, mái ấm tình người của chùa Diệu Pháp là nơi cư trú của hàng trăm các cụ già neo đơn.

Không chỉ có vậy, chùa Diệu Pháp còn tiếp nhận cả những trẻ em cơ nhỡ, phát gạo đồ ăn cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

5. Kiến trúc tại chùa Diệu Pháp

Chùa Diệu Pháp, một trong những công trình kiến trúc đền chùa lâu đời tại Sài Gòn.

Chùa tọa lạc ngay gần con sông Sài Gòn hiền hòa, tĩnh mĩnh khiến cho ta có cảm giác êm đềm, nhẹ nhàng và vô cùng thanh tịnh.

Kiến trúc tại chùa Diệu Pháp

Kiến trúc của khá đơn giản, không nguy nga tráng lệ, những chính vẻ đẹp mộc mạc đó đã khiến cho chùa nổi bật lên hẳn so với những dãy nhà cao tầng nguy nga, tráng lệ của thành phố Sài Gòn.

Không chỉ có con sông Sài Gòn, xung quanh chùa còn được bày trí rất nhiều cây xanh thoáng mát.

Hình ảnh con sông, mái chùa cổ, hàng cây xanh tựa như đang lạc vào một làng quê yên bình giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp.

Khuôn viên chùa Diệu Pháp

Có lẽ rằng khu vực khuôn khuôn viên của chùa sẽ gây nhiều ấn tượng với du khách.

Từ khi đặt chân bước qua cánh cổng vào bên trong, du khách sẽ cảm nhận được sự thoáng mát của không gian bên trong chùa.

Những hàng cây xanh che phủ cả khoảng sân, từ đây du khách có thể nhìn thấy khu vực phòng phát hành kinh sách.

Đây cũng là địa điểm của câu lạc bộ “Đến từ trái tim” do quý thầy cô của hội phật giáo thành lập. Nơi đây là nơi lưu giữ rất nhiều kinh sách, băng hình về phật giáo.

chùa diệu pháp quận bình thạnh
Tượng phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Đối diện với phòng phát hành kinh sách chính là “Quán cơm cộng đồng”.

Quán cơm này được mở ra với mục đích phục vụ miễn phí cho các em học sinh, sinh viên nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn

Quán phục vụ vào những ngày cuối tuần thứ 6, 7, chủ nhật và những ngày rằm ở trong tháng.

Phía chính giữa của khuôn viên chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng phật bà Quán thế âm Bồ Tát rất lớn có niên đại gần một nửa thế kỷ.

Không chỉ là một bức tượng lâu đời mà còn là một bức tượng phật vô cùng linh thiêng. Hàng năm, rất nhiều phật tìm đến chùa Diệu Pháp Bình Thạnh để khấn bái cầu nguyện.

Khu vực chánh điện

Từ khuôn viên của chùa di chuyển vào bên trong của chánh điện, du khách sẽ đi qua một con đường được trồng rất nhiều tre và trúc.

Du khách sẽ có cảm giác mình đang lạc bước vào một khu rừng.

Bên cạnh vẻ thơ mộng của rừng trúc, du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp của những dặng dừa xanh, nhưng cây đa – cây bồ đề hàng trăm năm tuổi.

chùa diệu pháp ở đồng nai
Khu vực chánh điện chùa Diệu Pháp

Tất cả đã tạo nên một không khí vô cùng trong lành và thoáng đãng.

Đây sẽ là nơi lý tưởng cho những du khách đang cần tìm nơi bình yên, vừa tận hưởng không khí thoáng mát được nghe tiếng chuông khiến cho lòng trở nên thanh tịnh hơn.

Tòa nhà chánh điện của chùa Diệu Pháp được xây dựng khá đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ trang nghiêm.

Nơi đây là nơi tổ chức các buổi lễ tụng kinh, ngồi thiền của các vị sư cùng với các du khách, tăng ni – phật tử trong và ngoài vùng.

Bên trong nhà chánh điện được thiết kế và làm chủ yếu từ gỗ nên rất thoáng mát và tạo nên nét cổ kính.

Bên trong là nơi thờ tụng các bức tượng phật Thích Ca Mâu Ni cùng đệ tử A Nan và Ca Diếp. Phía dưới là nơi thờ tượng phật Dược Sư cùng với một phong tượng cổ niên đại lâu đời.

Phía ngoài tòa chánh điện có một chiếc bàn dài là nơi sư trụ trì cùng các sư thầy tiếp khách và tiếp nhận những lễ vật cúng dường cho chùa.

chùa diệu pháp bình thạnh hồ chí minh
Mái ấm tình người

Sau khi đi hành hương khấn phật xong, du khách nên ghé thăm mái ấm tình người của chùa Diệu Pháp.

Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng có rất nhiều người tìm đến đây để làm từ thiện, nhằm góp chút công sức – tiền của cùng với chùa.

Để cứu giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em cơ nhỡ cùng người già neo đơn không nơi nương tựa.

Nếu du khách muốn làm từ thiện để giúp đỡ những người nghèo, có thể tìm đến địa chỉ của chùa hoặc liên hệ qua số điện thoại.

Ngoài ra, khi đến với chùa Diệu Pháp vào những ngày lễ vu lan báo hiếu, du khách còn được trải nghiệm lễ thả đèn hoa đăng vô cùng thú vị.

Có thể bạn quan tâm: Khám phá chùa Diên Quang Bắc Ninh- Lịch sử, Kiến Trúc, Đường đi

Recommended For You