Chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam năm 2022 [Review chi tiết]

Chùa Địa Tạng Phi Lai ở đâu?

Nằm cách Hà Nội khoảng 70 cây số, thuộc địa phận huyện Thanh Liêm, Hà Nam mang trong mình nhiều dấu tích lịch sử bởi nhiều cổ vật thiêng liêng. Chùa có tên gọi trước đây là Chùa Đùng, tuy nhiên trải qua những thăng trầm của thời gian chùa đã bị tàn phá nghiêm trọng và đã bị bỏ hoang. Năm 2015 Đại Đức Thích Quang Minh về đây tôn tạo sửa sang chùa và đổi tên thành Đia Tạng Phi Lai Tự có ý nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn ở đây – trong mỗi chúng ta. Được mệnh danh là ngôi chùa bình yên – thoát tục của mảnh đất Hà Nam

Nằm ẩn mình trên một quả đồi, phía trước là những thuở ruộng mênh mông bát ngát, phía sau tựa vào đồi thông và rừng cây xanh mát. Du khách khi đến đây có thể cảm nhận được sự trong lành, yên ả, thoát tục. Chùa tựa lưng vào núi, núi mang thế ngai vàng, hai bên là Tả Thanh Long – hữu Bạch Hổ cây cối rậm rạp um tùm khiến ngôi chùa dường như bị lãng quên trong suốt nhiều năm. Đây từng được chọn làm nơi ở ẩn của Vua Trần Nghệ Tông và là nơi cầu tự của vua Tự Đức.

chua-dia-tang-phi-lai-ha-nam-nam-2021

Cảnh quan Chùa Địa Tạng Phi Lai

Chùa Địa Tạng Phi lai thực sự là một nơi khiến bạn quên hết những mệt mỏi âu lo thường nhật để đắm chìm vào khung cảnh bình yên, mộc mạc đơn sơ, tận hưởng một cảm giác thanh tịnh trong tiếng chuông chùa như hướng con người ta về một miền đất mới của linh hồn.

Vào mùa lúa trổ bông, hương lúa của đồng ruộng thơm nhè nhẹ thoang thoảng hoà cùng tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo ngân vang. Những thanh âm tự nhiên trong trẻo ấy như hoà quện vào nhau khiến cho tâm hồn trở nên an nhiên trước thực tại.

Sau những ngày áp lực với bộn bề của cuộc sống, với những deadline dài dằng dặc, tìm về chùa Địa Tạng Phi Lai vào một ngày mùa xuân tiết trời dịu mát ta như lạc vào cõi hư ảo để refresh lại tâm hồn để rồi mạnh mẽ hơn khi đối diện với cuộc sống nhiều khó khăn này.

chua-dia-tang-phi-lai-ha-nam-nam-2021

chua-dia-tang-phi-lai-ha-nam-nam-2021

Sự bài trí đặc biệt của ngôi chùa Địa Tạng Phi Lai

Ngay khi bước chân qua cổng, du khách sẽ bắt gặp phần sân dẫn vào chùa đều được dải sỏi trắng thay vì lát gạch đỏ như các ngôi chùa khác. Những viên sỏi trắng tinh khiết mang ý nghĩa của sự thiền định – nhìn những viên sỏi trắng tinh khiết ấy mà lòng người trở nên thanh thoát hơn. Có 12 vòng tròn được vẽ nên trên nền sỏi đó đại diện cho 12 nhân duyên của một con người.

Chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của bà con trong vùng, là chốn thờ tự linh thiêng nơi hướng con người đến những giá trị chân -thiện – mỹ. Mỗi bước chân của những kẻ lữ hành tiêu dao lạc bước vào chốn thiền định nơi bồng lai tiên cảnh.

Cũng giống như bao ngôi chùa khác ở Việt Nam, ban thờ đầu tiên du khách sẽ bắt gặp đó chính là Toà Tam Bảo – nơi có bức tượng Đức Địa Tạng với khuôn mặt hài hoà, thần sắc nhẹ nhàng khiến cho không gian càng trở nên uy nghiêm. Du khách bỗng chững lại nhìn ngắm để dặn lòng soi chiếu bản thân trước không gian linh thiêng được đặt trong bối cảnh kiến trúc hài hoà như vậy.

chua-dia-tang-phi-lai-ha-nam-nam-2021

Đi về phía bên phải đó chính là khu vực Nhà thờ tổ – nơi thờ phụng 42 vị sư đã từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra trong tổng thể kiến trúc ấy, còn có Ban Thờ Phật Bà Quan Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở, khu giảng đường giành cho các tăng ni phật tử đến đây tu tập và trải nghiệm tại chùa.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan khi nghiên cứu về ngôi chùa đã từng khẳng định rằng: đây là ngôi chùa cổ có niên đại lên tới hàng ngàn năm tuổi, các mẫu gạch được tìm thấy như gạch in hình hoa sen, ngói mũi hài, các viên gạch hình rồng, gạch hình thần chim có kích thước rất lớn. Điều đó đã minh chứng cho việc đây đã từng là một công trình vô cùng đồ sộ với nền móng vững chắc thì mới có thể đỡ được những vật liệu lớn như thế. Chỉ với một người có con mắt bình thường cũng có thể nhận ra đây là đất dụng võ, là nơi hội tụ tinh anh của đất trời, đặc biệt rất thuận lợi để xây dựng các công trình tín ngưỡng tôn giáo.

Để khám phá hết được khuôn viên của Chùa, du khách có lẽ sẽ mất nguyên 1 ngày mới đủ.

chua-dia-tang-phi-lai-ha-nam-nam-2021

Cách di chuyển đến chùa Địa Tạng Phi Lai

  • Từ Hà Nội, nếu đi bằng xe máy, sẽ theo quốc lộ 1A cũ qua đoạn giao ở Thường Tín, rồi bạn dừng lại search Google maps trên bản đồ, chạy đúng theo như vậy là tới Chùa Địa Tạng Phi Lai
  • Còn nếu đi bằng ô tô thì đi theo hướng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, rẽ phải vào đoạn Liêm Tuyền – Hà Nam di chuyển trên quốc lộ 1A cũ đến địa phận Ngã Ba Xuân Trường thuộc Thanh Liêm, Hà Nam, rồi đi tiếp khoảng 7km nữa là tới nơi.

Gợi ý kết hợp các điểm tham quan cùng với Chùa Địa Tạng Phi Lai

Hà Nam nổi tiếng với mảnh đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử. Có rất nhiều điểm tham quan có thể kết hợp cùng với Chùa Địa Tạng Phi Lai trong ngày như: Khu du lịch Chùa Tam Chúc, Chùa Bà Đanh, Ngũ Động Thi Sơn, Làng Vũ Đại…

Hiện nay, Sinhtour đang triển khai các tour ghép lẻ hàng ngày như sau:

Xem chi tiết tour: Tour du lịch Chùa Tam Chúc – Địa Tạng Phi Lai Tự 1 ngày

  • 7:00-7:30 Hướng dẫn viên của Sinhtour đón đoàn khởi hành đi Hà Nam. Quý khách tự túc ăn sáng tại điểm nghỉ.
  • 8:45 Quý khách tới Chùa Tam Chúc. Đoàn đi xe điện / hoặc mua vé thuyền để tham quan Khu du lịch Tam Chúc. Hướng dẫn viên sẽ giới thiệu cho quý khách về lịch sử hình thành phát triển của quần thể danh thắng Chùa Tam Chúc tại đây. Đồng thời chụp ảnh lưu niệm cùng với các hạng mục công trình của quần thể
  • 11:30 Quý khách ăn cơm trưa buffet tại nhà hàng chùa Tam Chúc với hơn 25 món ăn hấp dẫn đặc sản của vùng đất này
  • 13:00 Hướng dẫn viên sẽ cùng quý khách di chuyển tiếp đến Chùa Địa Tạng Phi Lai. Tại đây quý khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, gạt bỏ bụi trần để về miền đất Phật. Quý khách tự do chụp ảnh với những tiểu cảnh nhỏ xinh.
  • 17:00 Đoàn lên xe về lại Hà Nội. Hướng dẫn viên và tài xế của Sinhtour tạm biệt đoàn. Hẹn gặp lại quý khách lần sau!

GIÁ TOUR: 650,000Đ ( Khởi hành hàng ngày)

CÔNG TY TNHH SINH TOUR VIỆT NAM

Số điện thoại: 0914 79 1979 – 0867 664 446

Email: info@sinhtour.vn

Địa chỉ: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội