Chùa Dạm và lịch sử nghìn năm gắn liền với vương triều nhà Lý

“Ai về thăm đất quê em

Mà lên núi Dạm xem tiên đánh cờ”

Có thể nói chùa Dạm là một trong những di tích Phật giáo có tuổi thọ lâu đời tại nước ta. Nơi đây ghi dấu những vết tích hào hùng, oanh liệt về một vương triều Lý tôn sùng đạo Phật. Với những giá trị còn lưu giữ sau gần 1000 năm, chùa Dạm trở thành địa điểm tâm linh Phật giáo không thể bỏ qua của các con hương đệ tự, du khách khi về xứ Kinh Bắc.

Giới thiệu về chùa Dạm

Chùa Dạm, còn gọi là chùa Rạm, chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian hay chùa Lãm Sơn là ngôi chùa thuộc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, tọa lạc trên thế đất tựa núi nhìn sông với phía trước là con sông Đuống hiền hòa, phía sau là dãy núi Dạm uy nghi sừng sững.

Xem thêm: Lịch sử và kiến trúc đặc biệt ngôi chùa Tháp Tường Long cao nhất thời Lý

Chùa Dạm Bắc Ninh là ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, được xây dựng vào năm 1086 vào thời Lý. Đây một di tích quan trọng tiêu biểu của xứ Kinh Bắc với lịch sử hình thành gần 1.000 năm. Nơi đây được xem là cội nguồn của những giá trị Phật giáo cổ xưa tại Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chùa được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1962.

Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Dạm

Lịch sử hình thành

Vào năm 1085 (năm Quảng Hựu thứ 1), Thái hậu Ỷ Lan đi qua vùng Nam Sơn, Kinh Bắc nơi có núi Đại Lãm (núi Dạm) để ngắm cảnh. Dãy núi Dạm uy nghi nổi giữa những cánh đồng, ao hồ, sông, ngòi tạo nên không gian thiên nhiên tuyệt mỹ, trong lành. Xét thấy vị trí này phong cảnh hữu tình nên Thái hậu có ý định muốn xây dựng chùa.

Xem thêm: Hành trình khám phá và chiêm bái ngôi chùa Phổ Minh nơi đất tổ Nam Định

Nào năm năm 1806, vua Lý Nhân Tông chính thức cho xây dựng chùa trên sườn núi Đại Lãm. Quy mô xây dựng rộng khoảng 7.200m2, chiều rộng mặt nền 70 mét với bốn cấp đất cao dần bám chặt vào triền dốc núi. Chùa được xây liên tục trong nhiều năm và đến năm 1094 chùa Dạm mới hoàn thành. Sau khi xây dựng được 1 năm, nhà vua đã đến thăm ngôi chùa đang xây để khấn vái, cầu an. Khi hoàn thành chùa, vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, ban 300 mẫu ruộng tự điền để chùa có hoa lợi hương khói và bảy gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng – mở cửa chùa. Năm 1105, ba tháp đá to lớn uy nghi được xây thêm ở chùa.

Lịch sử phát triển

Chùa Dạm là minh chứng thể hiện sự tự tin của vua tôi triều Lý trước vấn đề độc lập đất nước, đồng thời nói lên tinh thần đề cao Phật giáo lúc bấy giờ. Trong thời gian dài sau đó, chùa luôn được sự chiếu cố đặc biệt của triều đình và mở mang các công trình.

Đến thời Lê, chùa được trùng tu với quy mô trên 100 gian. Dân gian lưu truyền rằng, chùa Dạm lúc đó có quy mô to lớn đến mức hàng tháng, sau ngày rằm các vị sư mới đóng cửa chùa. Cửa chùa đóng từ tận lúc mặt trời bắt đầu lặn cho đến khi trăng đã lên cao mới có thể đóng xong hết tất cả các cửa.

Chùa Dạm sau kháng chiến chống Pháp năm 1946

Thời gian qua đi, vào thời kháng chiến chống Pháp năm 1946, chùa Dạm đã bị quân Pháp thiêu đốt để tiêu thổ kháng chiến khiến 4 cấp đất bị phá hủy, các công trình, hạng mục và di cổ vật bị tàn phá nặng nề. Chỉ có hai pho tượng mẫu Nguyên phi Ỷ Lan và tượng vua Lý Nhân Tông được nhân dân kịp thời gửi vào chùa Hàm Long gần đó. Các lão làng bây giờ vẫn còn nhớ: “Ngôi chùa cháy trong mấy ngày mới hết. Đêm chùa cháy có một trận phong ba nổi lên cuốn bụi khói mịt mù,…”.

Sau trận phá hủy này, chùa chỉ còn sót lại dấu vết 4 cấp nền với diện tích 0,87ha, những chân cột bằng đá khá lớn được chạm nổi những cánh sen rất nghệ thuật. Ngoài ra còn một số những dấu tích như gạch ngói, đất nung có chạm rồng và một số hình tượng, giếng bống và một cột đá cao 5m.

cột đá chùa dạm
Hình ảnh cột đá chùa Dạm

Cột đá chùa Dạm có kết cấu gồm hai phần:

+ Ở dưới là khối hộp hình vuông gắn với lớp đá mạ

+ Ở trên là khối trụ tròn có đường kính 1,5m.

Đây được xem là công trình điêu khắc kỳ vĩ khó tin với nghệ thuật chạm khắc đôi rồng đuôi giao nhau, thân uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu rồng nghểnh cao chầu vào viên ngọc đạt đến mức độ tinh xảo. Kiến trúc cột đá chính là nét đặc trưng điển hình mỹ thuật thời Lý, góp phần thể hiện sức mạnh triều đại đầu tiên đặt nền móng cho kỷ nguyên dân tộc tự chủ và hưng thịnh về mọi mặt.

Xem thêm: Chùa Lân (Yên Tử) – Tổng hợp thông tin về lịch sử, kiến trúc và ngày lễ

Với sự đóng góp của nhân dân địa phương, chùa và đền mới được xây mới vào 1996. Với ba gian điện nhỏ thờ thần Phật (ở nền cấp thứ ba) và ba gian đền (ở nền cấp thứ tư) thờ hai pho tượng cổ vật còn sót lại là tượng Nguyên phi Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông cùng những hạng mục còn sót lại khi xưa.

chùa dạm
Chùa Dạm phục dựng vào năm 1996

Phục dựng lại kiến trúc chùa Dạm

Từ năm 2015, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành phục dựng chùa Dạm trên diện tích 198 ha với 12 hạng mục chính: Tam quan, hành lang, nhà thờ tổ, đền thờ mẫu, Tam bảo, nhà khách-nhà tăng, nhà ăn, nhà bếp-vệ sinh, cổng phụ, khu vệ sinh công cộng, sân vườn, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai phục dựng lại chùa Dạm theo đúng tiến độ, sẵn sàng trở thành một trung tâm tín ngưỡng quy mô, bề thế của Phật tử trong và ngoài nước, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch về miền Quan họ..

Đặc biệt, với những gì còn sót lại của ngôi chùa một thời lừng danh, chùa Dạm vẫn là ngôi chùa lưu giữ những vết tích hào hùng, oanh liệt đại diện cho vương triều Lý hào hùng.

Một số hình ảnh chùa Dạm Bắc Ninh ngày nay:

chùa dạm
Công trình chính tại chùa Dạm được xây dựng bề thế, khang trang

hình ảnh chùa dạm bắc ninh
Cổng Tam quan mới tại chùa Dạm

Lễ hội chùa Dạm

Lễ hội của chùa Dạm Bắc Ninh được tổ chức vào 3 ngày, từ mùng 7 đến mùng 9 tháng 9 âm lịch hằng năm. Trong đó ngày lễ chính được tổ chức vào ngày mùng 8 thu hút đông đảo du khách tới trẩy hội. Trong những ngày này, 4 làng quanh chùa Dạm đều tất bật, tưng bừng mở lễ hội.

Nổi bật trong phần lễ là tục rước kiệu thành hoàng làng lên chùa Dạm yết kiến Thánh Mẫu (hay Vua bà Ỷ Lan). Lễ vật dâng lên Thánh Mẫu bao giờ cũng phải có bánh chưng, bánh dày. Sau đó, kiệu của làng nào được rước về đình của làng đấy, tiếp tục tế lễ và mở hội.

chùa dạm
Lễ rước kiệu trong lễ hội chùa Dạm

Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, cà kheo, thi dệt vải, thi nấu cỗ,… Và không thể thiếu những làn điệu quan họ mê đắm lòng người của các liền anh liền chị xứ Kinh Bắc.

Sắm lễ dâng chùa cần lưu ý điều gì?

Không chỉ trong những ngày đầu xuân năm mới, ngày lễ Phật giáo trong năm hay ngày lễ hội, chùa Dạm luôn tiếp đón đông đúc du khách tới hành hương vãn cảnh và chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh cội nguồn.

Với sự thành tâm hướng về cửa Phật, khi đi ai nấy đều sắm sửa lễ vật bái yết bày tỏ tấm lòng thành. Phật chứng tâm chứ không chứng lễ. Bởi vậy, con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Dâu, ta chỉ được dâng đặt đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, bánh kẹo, xôi chè hay phẩm oản. Với đền thờ Thánh mẫu và nhà Vua, du khách có thể dâng thêm đồ mặn như giò, gà, rượu.

Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

đi lễ chùa dạm
Oản Tài lộc lễ Phật cô Tâm có thể trưng lễ trong thời gian dài với mức giá phải chăng nhất

đi lễ chùa dạm
Oản Đào Lễ Phật cầu bình an, may mắn, trọn vẹn ý nghĩa tâm linh

Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.

Tham khảo lộ trình tới chùa Dạm tối ưu thời gian nhất

Chùa Dạm nằm tại thành phố Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km.

Từ Hà Nội, quý khách có thể đi theo lộ trình: Cầu Chương Dương – Cầu vượt Aeon Mall Long Biên – Cao tốc Hà Nội Bắc Giang hướng về phía cầu Phù Đổng. Đi theo đường quốc lộ 1A tới cầu vượt Bồ Sơn rẽ phải vào thôn Tự Thôn là tới núi Dạm.

Còn từ phía trung tâm thành phố Bắc Ninh, bạn đi dọc theo đường Nguyễn Đăng Đạo, di chuyển khoảng 5 km. Tới khu vực Sơn Trung, bạn rẽ trái vào đường Nam Sơn, đi thêm khoảng 300m nữa là tới được chùa.