KINH NGHIỆM MUA, ĂN VÀ GIÁ BÁN DÂU TÂY ĐÀ LẠT

Dâu tây Đà Lạt đang khẳng định vị thế là “nữ hoàng trái cây” của mảnh đất tình yêu – Đà Lạt, vô cùng được ưa chuộng bởi hương thơm tự nhiên và ngọt ngào say đắm. Dâu tươi Đà Lạt đang được bán tại rất nhiều địa điểm trên cả nước, tuy nhiên việc xuất hiện nhiều loại dâu tây giá rẻ Trung Quốc khiến người tiêu dùng rất băn khoăn và lo lắng. Hãy cùng VinFruits tìm hiểu những thông tin hữu ích nhất về loại trái cây này nhé!

1. Xuất xứ dâu tây Đà Lạt

Dâu tây (tên khoa học là Fragaria) xuất xứ từ châu Mỹ, sau này được nghiên cứu, lai tạo và được trồng rộng rãi trên khắp thế giới từ nửa cuối thế kỷ 18. Những nước có sản lượng dâu tây lớn nhất gồm: Trung Quốc, Mỹ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Úc…. Trong khi đó, Nhật Bản sở hữu những loại dâu tây ngon và quý hiếm bậc nhất thế giới như dâu trắng Nhật Bản, dâu anh đào,…

Tại Việt Nam, dâu tây được người Pháp trồng đầu tiên tại Đà Lạt từ thập niên 40 của thế kỷ 20. Với khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, dâu tây ngày càng được trồng rộng khắp Đà Lạt và trở thành “biểu tượng của thành phố” trên cao nguyên này.

Dâu tây tại Việt Nam được trồng nhiều nhất tại Đà lạt (Lâm Đồng)

Dâu tây tại Việt Nam được trồng nhiều nhất tại Đà lạt (Lâm Đồng)

Đà Lạt (Lâm Đồng) hiện đang có sản lượng dâu tây lớn nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam (dâu tây Sapa số lượng rất hạn chế). Hiện nay, Đà Lạt có 117 ha đất trồng dâu tây, trong đó 13 ha canh tác trong nhà kính theo hướng công nghệ cao – phương pháp thủy canh, còn lại chủ yếu vẫn theo phương pháp tuyền thống.

Dâu tây trồng trong nhà kính được canh tác bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh và tập trung vào một số giống mới, cao cấp như dâu giống Nhật, Newzealand hoặc giống dâu Pháp.

2. Các loại dâu tây được trồng tại Đà Lạt

Chia theo giống dâu tây:

Dâu tây tươi được trồng ở Đà Lạt có bốn giống chính: giống Pháp, giống Mỹ, giống New Zealand, giống Nhật (Nhật hương). Mỗi một giống dâu tây khác nhau sẽ được trồng, chăm sóc và thu hoạch theo một quy trình khác nhau; do đó chất lượng trái dây tây cũng khác nhau:

+ Giống dâu Mỹ: đây là loại dâu tây được trồng phổ biến nhất tại Đà Lạt do sản lượng trồng rất cao, quy trình canh tác đơn giản. Giống dâu tây Mỹ tại Đà Lạt được chia làm hai loại: dâu Mỹ đádâu Mỹ hương. Dâu tây mỹ hương có trái ngọt, mềm, và thơm, trong khi Dâu mỹ đá thì trái chua nhưng giòn hơn, không thơm. Dâu tây giống Mỹ tại Đà Lạt thường được sử dụng làm sinh tố hoặc làm bánh, hơn là ăn trực tiếp.

+ Giống dâu tây Pháp: Dâu tây giống Pháp mới được trồng tại Đà Lạt, chủ yếu là giống Mara des Bois được trồng theo phương pháp thủy canh. Loại dâu tây này chất lượng khá cao, vị thơm tự nhiên và đang được phân phối khá nhiều tại các hệ thống siêu thị, trong đó có cả Aeon Nhật Bản.

Dâu tây Đà Lạt

+ Dâu tây giống New Zealand: là loại dâu tây cao cấp được trồng toàn bộ bằng phương pháp thủy canh tại Đà Lạt. Trái dâu tây New Zealand được trồng với quy trình rất phức tạp, trái có màu sắc bắt mắt, thịt rất thơm, giòn và khá ngọt, thường được sử dụng để ăn trực tiếp. So về chất lượng cũng không thua kém các loại dâu tây Nhật Bản hoặc dâu tây Hàn Quốc bao nhiêu.

+ Dâu tây giống Nhật: đây chính là loại dâu tây cao cấp nhất được trồng tại Đà Lạt, theo phương pháp thủy canh trong nhà kính, công nghệ tưới Nhật Bản, theo tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Trái dâu tây Nhật có chất lượng cực cao, giòn, ngọt không kém các loại dâu tây nhập khẩu khác. Mặc dù vậy, giá dâu tây Đà Lạt giống Nhật cũng rất cao, gấp 5-6 lần so với các loại dâu tây giống Mỹ.

Chia theo phương thức canh tác:

Dâu tây Đà lạt được trồng phổ biến theo 2 hình thức:

+ Trồng dưới đất: dâu tây được trồng trực tiếp dưới đất hoặc trồng dưới đất có phủ lớp Ni-lông để tránh sâu bệnh. Đây là phương pháp canh tác đơn giản, sản lượng cao, tuy nhiên quả dâu có hình dáng xấu, quả ăn không ngon lắm, thường xuyên phải dùng thuốc trừ sâu. Dâu Mỹ thường được sử dụng trồng bằng phương pháp này.

+ Trồng thủy canh: Dâu tây được trồng thủy canh trong nhà màng hoặc trong nhà kính bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh. Quả dâu sẽ có chất lượng rất cao, không dùng thuốc trong quá trình chăm sóc. Dâu loại này có vị chua thanh, giòn, quả thon dài khá đẹp mắt. Các giống chính trồng theo phương pháp này gồm: Nhật Bản, New Zealand và Pháp.

Ngoài mấy giống phổ biến trên, gần đây có thêm một số giống từ Đài Loan… và đặc biệt là dâu lai tạo mang tên địa phương như Langbiang, Hương lai… cũng rất được ưa chuộng!!

3. Giá và Mùa vụ của dâu tươi Đà Lạt

Mùa dâu tây vào tháng mấy luôn là điều vô cùng quan tâm của các tín đồ dâu tây. Hiện nay, với công nghệ kĩ thuật trồng hiện đại trong nhà kính và phương pháp thủy canh, dâu tây Đà Lạt có gần như quanh năm.

Giá dâu tây Đà Lạt hiện nay sẽ không có một khung giá nhất định mà sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố chính:

+ Cung – cầu thị trường: giá dâu tây không ảnh hưởng quá nhiều bởi mùa vụ. Tuy nhiên trong các dịp lễ, Tết đặc biệt là ngày hè nóng tại TPHCM và Hà Nội, giá dâu tây cũng bị tăng vọt theo nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Giống dâu tây: giống New Zealand hoặc Nhật có giá khá cao, gấp tới 4-5 lần so với giá dâu mỹ đá thông thường, dao động quanh giá khoảng 400k/ kg. Dâu tây mỹ đá có giá dao động khoảng 100-150k/ kg.

+ Phương pháp canh tác: dâu tây canh tác bằng phương pháp thủy canh sẽ có giá cao hơn so với phương pháp truyền thống

+ Chất lượng của dâu tây: cũng như tất cả các loại trái cây tươi khác, dâu tây sau khi thu hoạch được phân loại thành các size, tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Những trái dâu tây có kích thước lớn, đỏ tươi, không bị dập, héo sẽ có giá thành cao hơn.

4. Phân biệt dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc

Dâu tây giá rẻ Trung Quốc hiện nay được bán tràn lan khắp các ngõ ngách của thị trường, đặc biệt được người bán “mạo danh” dâu tây Đà Lạt để đẩy giá bán lên cao cũng như kích thích khách hàng mua dâu tươi.

Cách phân biệt dâu tây đỏ Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc

Cách phân biệt dâu tây đỏ Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc

Mặc dù vậy, dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc có những đặc điểm phân biệt nhất định, không khó để nhận ra. Sau đây VinFruits sẽ chia sẻ bạn cách nhận biết dâu Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc nhé:

Đặc điểm

Dâu Đà Lạt

Dâu Trung Quốc

Hình dạng tráiQuả vừa phải, không quá toĐộ đồng đều caoKích thước tráiQuả không đồng đềuQuả toĐộ cứng quảMềm, không nhẵn mịnQuả có độ cứng, mịnMàu sắcĐỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắngMàu đỏ sậm rất đẹp mắtPhần dài quả (phủ cuống)Mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạtMàu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xenMùi vịMùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanhKhông có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh

5. Cách bảo quản và lưu ý khi ăn dâu tây Đà Lạt

– Cách bảo quản dâu tây tươi đúng cách

+ Dâu tây là quả mọng, rất dễ bị dập, nát hoặc bị mốc, do đó dâu tây cần bảo quản rất cẩn thận, đặc biệt là lớp bề mặt của dâu tây

+ Loại bỏ ngay những quả dâu tây bị hỏng: trái dâu tây bị hư sẽ rất dễ lan sang các trái khác, vì vậy hãy bỏ ngay những trái dâu tây bị thối, hư vỏ hoặc dấu hiệu bị mốc nhé!

+ Chỉ rửa trước khi ăn: Dâu tây rất dễ thấm nước và sẽ bắt đầu mềm nhũn nếu để quá lâu, điều này sẽ làm đẩy nhanh quá trình hư hỏng

+ Nên giữ dâu tây trong tủ lạnh nhiệt độ từ 5-10 độ C và bọc kín bằng túi nilong hoặc khay nhựa để có thể giữ dâu tây lâu hơn (giảm độ ẩm xung quanh cho dâu tây)

+ Không để dâu tây chồng chất lên nhau, vì rất dễ làm hỏng dâu tây; Dâu tây chỉ bảo quản được khoảng 5-7 ngày trong nhiệt độ lạnh liên tục

– Lưu ý khi ăn dâu tây

+ Dâu tây sẽ không chín sau khi hái, nên hãy chọn mua dâu tây Đà Lạt đã chín đỏ tươi, thay vì chọn những trái dâu tây với các đốm trắng hay đốm màu xanh lá cây!

+ Không nên để hoa quả trong ngăn đá hoặc ở nhiệt độ quá lạnh vì khi đưa ra nhiệt độ thường, quả sẽ nhanh chín, nhanh hỏng hơn

6. Công dụng và giá trị dinh dưỡng của trái dâu tây Đà Lạt

Dâu tây Đà Lạt chứa nguồn vitamin C tuyệt vời, một nguồn mangan dồi dào, nguồn chất xơ, iốt rất tốt cho cơ thể và có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cholesterol.

Tăng cường hệ miễn dịch

Dâu tây là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một chén dâu tây chứa 51,5mg vitamin C, khoảng ½ nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Như vậy, chỉ với hai chén dâu tây, bạn đã có đủ 100% lượng vitamin C theo yêu cầu. Vitamin C là chất có khả năng tăng cường miễn dịch đồng thời còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Một cuộc nghiên cứu của trường ĐH California, Los Angeles, Mỹ vào năm 2010 đã phát hiện ra rằng, khả năng chống oxy hóa trong dâu tây sẽ trở nên khả dụng về mặt sinh học và sẵn sàng hoạt động trong máu sau khi ăn loại trái cây chỉ trong vài tuần lễ.

Bảo vệ mắt

Đặc tính chống oxy hóa trong dâu tây có thể giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể – tình trạng thủy tinh thể bị vẩn đục và có thể dẫn đến mù lòa ở người lớn tuổi. Mắt cần vitamin C để bảo vệ chúng không tiếp xúc với các gốc tự do từ những tia tử ngoại gay gắt của mặt trời, vốn có thể gây tổn hại cho các protein trong tủy tinh thể. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự khỏe mạnh cho giác mạc và võng mạc của mắt.

Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin C ở liều cao được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở những phụ nữ trên 65 tuổi. Những nhà nghiên cứu ở Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cảnh báo rằng nguy cơ này xuất phát từ việc sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin C chứ không liên quan đến nguồn vitamin C do các loại trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể.

Dâu tây Đà Lạt

Ngăn ngừa các nếp nhăn

Khả năng của vitamin C trong dâu tây còn thể hiện ở vai trò thiết yếu của chúng trong việc sản sinh ra collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi và co giãn của da. Lượng collagen sẽ mất dần đi khi chúng ta có tuổi, do vậy, tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp làn da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn. Vitamin C không phải là nhân tố duy nhất trong dâu tây có khả năng đánh bại vết nhăn một cách tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Hallym, Hàn Quốc kết luận rằng axit ellagic có khả năng ngăn ngừa tình trạng phá hủy collagen và phòng chống viêm nhiễm rất rõ ràng. Đây chính là hai yếu tố chính trong quá trình phát triển các nếp nhăn trên tế bào da của con người sau khi da tiếp xúc liên tục và bị tổn hại bởi tia tử ngoại UVB.

Phòng chống ung thư

Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vì sự khỏe mạnh của hệ miện dịch chính là phòng thủ vững chắc nhất để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của mọi căn bệnh. Một chất hóa học từ thực vật được gọi là axit ellagic có trong dâu tây cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư. Axit ellagic đã được chứng minh là có công dụng chống ung thư bằng cách chế ngự sự phát triển các tế bào ung thư.

Dâu tây còn có các chất chống oxy hóa là lutein và zeathacins. Các chất chống oxy chính là những chiến binh tiêu diệt các gốc tự do và trung hòa những ảnh hưởng tiêu cực có khả năng xảy ra ở các tế bào trong cơ thể. Thuật ngữ các gốc tự do được dùng để chỉ những tế bào bị tổn hại có khả năng làm suy yếu những tế bào khác xung quanh chúng trong nỗ lực hồi phục chính mình. Điều này gây ra những bất thường cho các tế bào và là tiền đề gây bệnh ung thư.

Đánh bại cholesterol có hại

Theo báo cáo của Quỹ tim mạch và đột quỵ Canada, bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ tại đất nước này. May mắn là trong quả dâu tây cũng có chứa những chất hỗ trợ mạnh mẽ cho sức khỏe của tim. Axit ellagic và các flavonoid hay các chất hóa học từ thực vật có thể mang đến khả năng chống oxy hóa rất có ích cho sự khỏe mạnh của tim theo nhiều cách khác nhau.

Một trong những cách đó là chống lại những ảnh hưởng của các cholesterol có hại LDL trong máu, vốn là nguyên nhân gây ra sự tích tụ các mảng bám trong động mạch. Cách thứ hai là chúng mang đến tác dụng kháng viêm, rất tốt cho tim.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và sự biến đổi của các nhân tố nguy hiểm tại Toronto, Canada đã tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của dâu tây trong một chế độ dinh dưỡng có ít cholesterol và kết luận rằng: việc tăng cường thêm dâu tây và khẩu phần ăn uống sẽ giúp làm giảm những tổn hại của do quá trình oxy hóa gây ra cũng như hạ thấp lượng mỡ trong máu. Cả hai yếu tố đều là nguyên nhân gây ra bệnh tim và tiểu đường.

Kiểm soát cân nặng

Duy trì một trọng lượng làm mạnh chính là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim. Dâu tây vốn chứa lượng calo rất thấp (chỉ khoảng 28Kcalo trong mỗi chén), không có chất béo, lại chứa ít natri và đường.

Trong dâu tây không chứa các loại đường tự nhiên, mặc dù tổng lượng đường cho mỗi khẩu phần hầu như ở mức rất thấp, khoảng 4g. Tổng lượng carbonhydrate nằm ở mức tương đương hoặc thấp hơn 1/2 lát bánh mì sandwich.

Có thể bạn quan tâm:

3 TÁC DỤNG CỦA DÂU TÂY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE HÀNG NGÀY

Dâu tây Đà Lạt

7. Mua dâu tây Đà Lạt ở Hà Nội và TPHCM?

Dâu tây Đà Lạt hiện đang được bán ở nhiều địa chỉ khác nhau ở cả Hà Nội và TPHCM, tuy nhiên chỉ có số ít các cửa hàng bán trái cây cung cấp loại dâu tây Đà Lạt tốt ra thị trường. Để yên tâm về chất lượng, quý khách nên chọn mua ở những nơi bán dâu tây uy tín, thay vì chỉ tập trung vào giá cả sản phẩm!

Trên đây là những chia sẻ của VinFruits về dâu tây Đà Lạt! Quý khách Like Fanpage để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

Tác giả: Vinfruits

Recommended For You