Bé 6 tháng không chịu ăn dặm phải làm sao?

Tại sao bé không chịu ăn dặm?

Chịu khó “lê la” trên các diễn đàn thì thấy nhiều mẹ than con biếng ăn, lười ăn, đến tuổi ăn dặm mà không chịu ăn dặm như mọi bé cùng trang lứa, stress, lo lắng…cũng có rất nhiều những lời khuyên kèm các bước cụ thể nhưng không phải bé nào cũng giống nhau để áp dụng các phương thức cho bé ăn dặm như nhau. Và để giải quyết triệt để vấn đề bé không chịu ăn dặm thì mẹ cần các định được nguyên nhân vì sao bé không chịu ăn dặm

Có thể mẹ đã cho bé ăn dặm quá sớm. Giai đoạn từ 5-6 tháng là phù hợp nhất để mẹ cho bé ăn dặm tuy nhiên. Do ở độ tuổi 5-6 tháng, bé vẫn còn đang quen với nguồn sữa mẹ nên sẽ không có gì lạ nếu bé chỉ ăn với những chế phẩm từ sữa. Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn với các bữa nhỏ, ít để bé làm quen không nên cho ăn quá sớm khiến bé bị nôn, trớ, chán ăn, hơn nữa là hoảng sợ khi thấy thức ăn.

Thức ăn dặm không phù hợp với từng giai đoạn: Mặc dù mẹ bỏ công sức nghiên cứu và nấu các món ăn nhưng lại chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Mẹ hãy tham khảo ăn dặm kiểu Nhật với cách cho bé ăn với 4 giai đoạn và với từng giai đoạn mẹ cần chế biến món ăn dặm tương ứng

Cụ thể, ở tháng thứ 6, tập ăn dặm mẹ không nên vội vàng cho bé ăn thực phẩm giàu đạm động vật như thịt cá, chỉ nên cho trẻ nếm chút bột ăn dặm pha loãng, rau củ nghiền khẩu phần bột có thể tăng lên một khi bé đã quen dần. Sau đó, mẹ hãy bắt đầu bổ sung dinh dưỡng từ thịt, cá, rau củ các loại. Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ các loại nước uống có thể bạn nên cho bé uống 1/2 quả quýt, cam, nước ép các loại hoa quả ngọt pha loãng, có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè… chỉ nên 1 tuần 1-2 lần.

Bé cảm thấy chán ăn khi ăn hoài 1 món: Vị giác của bé cũng như người lớn, bé sẽ cảm thấy chán ăn nếu như mẹ cứ cho bé ăn hoài 1 món từ bữ này sang bữa khác

Tại sao bé không chịu ăn dặm?

Nêm nếm gia vị nặng vào bột ăn dặm khi bé chưa đầy 9 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh, thận của trẻ còn yếu, chưa thể lọc được những gia vị nặng như muối, đường, bột nêm… nên trước khi con 9 tháng tuổi, thức ăn của trẻ không cần nêm bất kỳ gia vị nào sẽ chỉ khiến thận của bé thêm tồi tệ.

Bé chưa thấy đói hoặc đang mải chơi: Trẻ có giờ giấc sinh hoạt thất thường, vì thế nên thời gian ăn của trẻ cũng không thể cố định. Bên cạnh đó, năng lượng tiêu hao và khoảng thời gian giữa các bữa cũng quyết đinh tới cảm giác đói của bé. Nếu thấy đói, bé sẽ có những biểu hiện muốn ăn, đòi ăn.

Và khi trẻ đang mải mê vui đùa mà mẹ ép bé ăn là điều cưỡng chế, không đứa trẻ nào thích điều này.

Mẹ chưa biết cách pha bột hấp dẫn trẻ: Mẹ nên tham khảo và tập pha bột ăn dặm lượng ít một theo công thức tiêu chuẩn để cho ra một bát bột có độ sánh mịn nhất định vì nếu ngay ban đầu mẹ pha sai cách mà ép bé ăn thì bé sẽ có những phản ứng không hợp tác,….Lời khuyên là mẹ nên cho bé làm quen với bột ngọt trướ tiên giúp bé tập ăn dễ hơn với hương vị quen thuộc từ sữa mẹ và giúp mẹ đỡ bối rối hơn trong khâu chuẩn bị bữa ăn.

Mẹ phải làm gì khi con không chịu ăn dặm?

* Nên cho trẻ ăn lỏng giai đoạn đầu.

Khi bắt đầu tập ăn dặm mẹ nên cho bé ăn ở dạng lỏng trước, rồi tăng dần độ thô và độ đặc, không nên tập ngay ăn khô cho bé, vì giai đoạn này bé còn quen bú sữa, nếu tập ngay ăn đồ khô, đặc cho bé, bé sẽ không thích & từ chối món ăn của mẹ.

* Để trẻ tự quyết định lượng ăn mỗi bữa

Bạn hãy tin tưởng trung tâm kiểm soát não bộ của bé. Trẻ em cũng như chúng ta đều sẽ ăn đủ lượng cần thiết cho bé. Não bộ của bé sẽ bảo đảm bé ăn đủ calories và năng lượng thiết yếu cho việc phát triển. Việc của mẹ chỉ là đảm bảo cho bữa ăn của bé cân bằng về nhóm dinh dưỡng (đủ các nhóm tinh bột, vitamin, khoáng, đạm và chất xơ). Nếu đói, bé sẽ tự đòi ăn hoặc không, bé sẽ ăn vào bữa kế tiếp. Thậm chí mẹ cũng không nên luôn miệng nhắc bé : “ăn đi con” hay “ ăn thêm chút nữa đi con”.

* Tập cho bé ăn bằng thức ăn bốc nhón (finger foods)

Thức ăn bốc nhón có thể dùng lúc bé bắt đầu được 6 đến 8 tháng tuổi. Thức ăn bốc nhón sẽ giúp bé tập kỹ năng tự phục vụ mình, khi bé chưa sử dụng được muỗng

* Tạo không khí vui vẻ, dễ chịu trong bữa ăn.

Tạo không khí vui vẻ, dễ chịu trong bữa ăn.

Tạo cho con bạn một không khí dễ chịu trong bữa ăn. Tránh việc bạn luôn miệng điều khiển bé ăn hoặc chỉ trích bé về khả năng ăn của bé

* Đừng đút bé ăn nếu bé đã tự ăn được

Ba mẹ của một đứa trẻ bị biếng ăn sẽ có khuynh hướng cầm muỗng lên, xúc đầy thực phẩm, cười và làm trò để bé phân tâm mà ăn muỗng thức ăn đó. Khi bé đã đủ lớn để tự cầm thìa, muỗng của mình (khoảng 12 đến 15 tháng tuổi), nên khuyến khích bé tự xúc ăn, đừng làm thay bé chuyện đó. Nếu bé đói, bé sẽ tự ăn. Ép buộc bé ăn là nguyên nhân chính làm bé biếng ăn.

* Giới hạn lượng sữa dưới khoảng 500 ml một ngày.

Sữa chứa rất nhiều calories như hầu hết các loại thực phẩm ăn dặm. Uống sữa quá nhiều làm cho bé no và không muốn ăn dặm. Quá nhiều sữa hoặc nước hoa quả là một nguyên nhân phổ biến của việc bé từ chối ăn.

* Chỉ cho phép một bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính

Một trong các lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị biếng ăn là do các bữa ăn nhẹ, ăn nhẹ làm bé không bao giờ thật sự đói khi đến bữa ăn chính. Hãy chắc chắn bé đến giờ ăn với một chiếc bụng đói. Mẹ không nên cho bé ăn quá 2 bữa nhẹ chứa các thực phẩm bổ dưỡng mỗi ngày. Giới hạn lượng ăn trong bữa ăn nhẹ chỉ vào khỏang 1/3 số lượng bạn mong muốn bé ăn trong bữa ăn chính để đảm bảo bé thật sự đói khi đến bữa chính. Giới hạn lượng nước hoa quả của bé dưới 180 ml một ngày. Nếu thấy bé quên hoặc không có nhu cầu ăn vặt, mẹ hãy bỏ luôn bữa nhẹ để cảm giác đói và ngon miệng trở lại với bé.

* Bạn có thể xem xét việc bổ sung lượng vitamin cho bé hàng ngày

Mặc dù bổ sung vitamin có lẽ là không cần thiết, nhưng chúng không gây hại trong liều lượng bình thường và có thể giúp bạn giảm bớt lo lắng vào những đợt bé biếng ăn. Bạn có thể yên tâm là bé vẫn được bổ sung đầy đủ vitamin dù bé ăn rất ít hoặc không ăn.

* Chuẩn bị lượng ăn của bé mỗi bữa ít hơn số bạn nghĩ rằng con bạn sẽ ăn hết.

Bé sẽ ăn không ngon miệng nữa nếu bé thấy mình được dọn cho một bữa ăn nhiều hơn lượng bé có thể ăn. Nếu bạn chuẩn bị cho bé chỉ một ít thực phẩm trên đĩa ăn của bé, bé có nhiều khả năng để ăn hết suất và thích thú về điều bé làm được. Chỉ cho bé thêm thức ăn nếu bé xin. Bạn hãy chờ bé hỏi hay tỏ ý xin thêm chứ đừng hỏi bé có ăn thêm không. Tránh ép bé ăn loại thực phẩm bé không thích, ví dụ như một số loại rau.

* Giới hạn thời gian ăn cho một bữa

Kết thúc bữa ăn của bé khi tất cả những thành viên còn lại của gia đình dã xong bữa. Việc cố kéo dài thời gian với mục đích ép bé ăn hết suất chỉ làm cho bé co ấn tượng xấu và khó chịu mỗi khi đến giờ ăn mà thôi..

* Tránh bàn luận về việc bé biếng ăn.

Không thảo luận về việc con bạn ăn rất ít hoặc không chịu ăn tí nào trước mặt bé. Bạn hãy tin tưởng vào não bộ của bé khi nó quyết định bé cần ăn bao nhiêu là đủ. Bạn cũng không quá khen bé khi bé ăn nhiều hơn bạn mong đợi. Tuyệt đối không làm bé bé hiểu theo hướng : ăn là để làm vui lòng ba mẹ.

* Thường xuyên đổi khẩu vị đồ ăn cho trẻ nhỏ.

Thường xuyên đổi khẩu vị đồ ăn cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, nếu mẹ chỉ cho bé ăn những món giống nhau thường xuyên sẽ gây nên sự nhàm chán cho trẻ. Và không phải khầu vị của mẹ giống với khẩu vị của con, nên mẹ cần thay đổi và tìm những món ăn bé cảm thấy thích. Đổi món thường xuyên để bé nhận được nhiều mùi vị thức ăn khác nhau, đồng thời cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho bé mà không làm cho bé bị ngấy.

Thực phẩm không phù hợp, nên tránh cho con ăn dặm

Một số loại thực phẩm không thích hợp cho trẻ em dưới 12 tháng. Chúng bao gồm:

Thực phẩm không phù hợp, nên tránh cho con ăn dặm

  • Trà: có chứa tannin – chất có thể hạn chế sự hấp thu vitamin ở bé.
  • Mật ong: các chuyên gia y tế cho rằng thực phẩm này chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm vi khuẩn từ mật ong.
  • Nước ép trái cây: Có khả năng làm giảm sự hấp thụ sữa ở bé.
  • Toàn bộ các loại hạt: nên tránh vì nguy cơ bé bị khó thở, nghẹt thở.
  • Bạn cần lưu ý không nên cho bé dưới 12 tháng uống sữa bò.